Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)

Thương hiệu: Nhiều Tác Giả | Xem thêm các sản phẩm Sách Lịch sử của Nhiều Tác Giả
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)

Công ty phát hành Bách Việt
Tác giả Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng
Dịch giả: Nhượng Tống
Ngày xuất bản 4/2021
Kích thước 20.5 x 14.5
Nhà xuất bản NXB Văn học
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 587


Sử ký của Tư Mã Thiên là cả một thế giới. Tác phẩm vĩ đại này ghi lại lịch sử Trung Hoa trên dưới hai ngàn năm, từ thời Hoàng Đế trong huyền thoại đến vua Hiếu Vũ nhà Tây Hán. Bất luận là ai, chỉ cần đọc Sử ký đều sẽ tìm được cho mình những giá trị lịch sử, văn chương, tư tưởng… vượt thời gian.
Sử gia Ban Cố từng chê bai Tư Mã Tử Trường không biết giữ mình, nhưng cũng phải công tâm nhận xét cách viết Sử ký là “bày sắp lẽ việc thì biện bác mà không phù hoa, mộc mạc mà không quê mùa. Văn viết thẳng. Việc chép đúng. Không khen hão. Không giấu lỗi. Cho nên gọi là thực lục.”
1.2. Bản dịch của Nhượng Tống năm 1944
Bản dịch của Nhượng Tống năm 1944 là bản dịch ra quốc ngữ có hệ thống đầu tiên tại Việt Nam. Bản dịch này chẳng những được văn đàn đánh giá cao về khả năng chuyển ngữ điêu luyện mà còn có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với hai bản dịch sau đó: Bản dịch của Nhữ Thành (Phan Ngọc) gần như tiếp nối văn phong của Nhượng Tống và bản dịch của nhóm Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê cố gắng học theo phong cách của Nhượng Tống.
Bản dịch “Sử ký” năm 1944 không chia ra thành các phần Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện nhưng lại có dịch ít nhiều trong cả năm phần đó. Tổng cộng có sự xuất hiện của 02 bản kỷ, 04 biểu, 01 thư, 08 thế gia và 21 liệt truyện, đa phần là trích dịch.
Lần tái bản này có hiệu đính nhiều chỗ lầm lẫn, sao phỏng quá đà ngữ pháp Hán văn, sắp xếp lại các phần cho dễ đọc, thêm nhiều phụ chú để làm rõ nghĩa và đặc biệt có chỉ ra những văn bản nguồn mà dịch giả đã sử dụng.
3. Thông tin người dịch
Nhượng Tống (1906 – 1949)
Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống, Mạc Bảo Thần, là một nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng nhưng nổi tiếng nhất là một dịch giả tài hoa của thế kỷ trước.
Năm 1929, Nhượng Tống bị Pháp bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1933, ông được tha, từ đó chuyên tâm vào sáng tác và dịch thuật. Hoàng Phạm Trân để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong số đó thì các bản dịch của ông vẫn được coi là mẫu mực, có ảnh hưởng lớn tới đời sau.
Một số bản dịch tiêu biểu phải kể đến như: Lam sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Nam hoa kinh, Ly tao, thơ Đỗ Phủ, Mái tây (Tây sương ký), Thượng thư (kinh Thư) và Sử ký. Hoàng Phạm Trân cũng có ý định dịch và phát hành Đạo đức kinh với Hồng lâu mộng vào năm 1945 nhưng không thành.
Hiệu khảo
Nguyễn Duy Long
Một thành viên của Sách Nhân Văn, từng theo học tại khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã kinh qua công tác sửa bản in và biên tập.

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)
Sách - Sử ký Tư Mã Thiên - Bản dịch quốc ngữ đầu tiên năm 1944 (Bình Book)

Giá 1INCH
Liên kết: Mặt nạ dưỡng trắng da The Solution Double Up Brightening Face Mask The Face Shop