Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách Sử Ký - Tư Mã Thiên
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Sử Ký - Tư Mã Thiên

Công ty phát hành: Alpha Books
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Tác giả: Tư Mã Thiên
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 680
Năm xuất bản: 2021


Sử Ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử nổi tiếng nhất của thế giới. Là một tác phẩm đồ sộ, có tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện. Là lịch sử của toàn bộ dân tộc Trung Hoa kéo dài trên ba ngàn năm từ Hoàng Đế đến Vũ Đế (thời Tây Hán). Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn. Sử ký là một tác phẩm khó nhưng rất hay. Nó làm cho người đọc say mê và giáo dục họ rất nhiều. Nhưng vì nội dụng phong phú, cách diễn đạt kín đáo nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới thấy hết cái hay của nó. Dịch giả Phan Ngọc cố gắng dịch những chương tiêu biểu, chương nào dịch thì dịch trọn vẹn, chỉ lược bớt những đoạn ít quan trọng đối với văn học. Vì cách hành văn theo lối Xuân Thu rất xa lạ đối với chúng ta, nên dịch giả cố gắng chú thích, phân đoạn, tóm tắt để làm sao cho người đọc làm quen với tác phẩm một cách dễ dàng nhất. Bản dịch của Phan Ngọc là một trong số bản dịch hay nhất của cuốn “Sử ký” Đánh giá/ nhận xét của chuyên gia: “Có thể nói, Tư Mã Thiên là sử gia đầu tiên trên thế giới viết về lịch sử của một nước. Trước đấy, ở Trung Quốc chỉ có những người viết lịch sử một công quốc hay kể lại một vài biến cố quan trọng như Xuân Thu thượng thư. Những bộ sử như Lịch sử của Hêrôđôt (484 TCN‑425 TCN). Lịch sử chiến tranh ở Pélpôônne của Thuxiđit (460 TCN‑395 TCN) trong văn học Hy Lạp hay Chiến tranh ở Gôlơ của Xêđa trong văn học La Mã, chẳng qua chỉ kể lại một trận đánh hay một chiến dịch. Quyển Lịch sử La Mã của Titut Livut (59 TCN-17 SCN) sau Sử ký viết toàn bộ lịch sử một đô thị, nhưng đó chỉ là lịch sử một đô thị. Sử ký thì khác, nó là lịch sử của toàn bộ dân tộc Trung Hoa kéo dài trên ba ngàn năm từ Hoàng Đế đến Vũ Đế và bao gồm một địa bàn mênh mông. Chính vì có ý thức rất rõ về tính chất thống nhất và tiếp tục của lịch sử, nên tác giả mới có hai phần khác nhau là biểu và bản kỷ, lại có phần thế gia nói những điểm chủ yếu trong lịch sử từng công quốc. Không những thế, ông cũng là người đầu tiên nói về những dân tộc mà người ta gọi là “mọi rợ” và ở đây tuyệt nhiên không có thái độ khinh miệt. Ông cũng là người đầu tiên viết một quyển thông sử bao gồm mọi mặt của xã hội. Ông chú ý đến tất cả, đọc tất cả, biết tất cả kiến thức của thời đại.” Phan Ngọc Trích đoạn hay: “Chính trị nhà Hạ trung thực. Khi sự trung thực kém đi thì bọn tiểu nhân mất lễ, cho nên nhà Ân kế tiếp theo dùng chữ “kính” để cai trị. Sự kính cẩn sau đó kém đi, bọn tiểu nhân lại theo ma quỷ, cho nên nhà Chu kế tiếp theo dùng “văn” để cai trị. Sau đó văn kém đi, kẻ tiểu nhân biến thành xảo trá. Vì vậy cho nên để bổ cứu sự xảo trá không gì bằng dùng chữ “trung thực”. Đạo tam vương xoay vận hết rồi lại quay lại. Trong thời Chu, Tần có thể nói cái văn bị hư hỏng đi. Chính trị của Tần không thay đổi điều đó lại dùng hình phạt khốc liệt há chẳng sai lầm sao! Cho nên khi nhà Hán nổi lên, sau khi tiếp thu tình trạng hư hỏng thì dễ thay đổi nó, khiến người ta có được nguyên lý của trời vậy.” (trích Cao Tổ bản kỷ) Tháng 8 ngày Kỷ Hợi, Triệu Cao muốn làm phản, nhưng sợ quần thần không nghe, nên trước tiên phải thử. Y dâng Nhị Thế một con hươu, và bảo rằng đó là con ngựa. Nhị Thế cười nói: - Thừa tướng lầm đấy chứ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa? Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là “ngựa” để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói “hươu”. Nhân đấy Triệu Cao để ý những người nào nói là “hươu” để dung pháp luật trị tội. Sau đó quần thần đều sợ Cao. (trích Tần Thủy Hoàng bản kỷ) Về tác giả: Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN). Tên tự là Tử Trường, sinh năm 145 trước Công nguyên (TCN), ở Long Môn nay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây. Tư Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn, cày ruộng, chăn cừu, làm bạn với những người nông dân bình thường, và học các sách sử cổ. Lên mười tuổi, ông đã học Tả truyện, Quốc ngữ, Thế bản và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước. Năm hai mươi tuổi, ông bắt đầu lên đường đi du lịch để xem tận mắt những nơi sau này ông sẽ phải viết sử. Đến năm 108 TCN, ông thay cha làm thái sử lệnh, rồi bị khép vào tội “coi thường nhà vua” và bị thiến. Sau ông làm đến chức trung thư lệnh và mất năm 60 tuổi.

Hình ảnh sản phẩm

Sách Sử Ký - Tư Mã Thiên
Sách Sử Ký - Tư Mã Thiên

Giá CANDY
Liên kết: Mặt nạ mắt Hydrogel giảm quầng thâm và nếp nhăn Dr. Belmeur Derma Collagen Eye Patches