Giới thiệu Sách - Tiếng Thét Yên Bái – Hà Nội Một Thân– Tạ Thu Phong - Combo 2 cuốn Trúc Bạch Thư Xã - Bình Book
Anh Tạ Thu Phong - ta đều biết anh đam mê với sách và báo chí thời trước 1945. Có lẽ nhiều tư liệu anh gom góp chắc độc mình anh có và nắm bắt theo hệ thống. Bạn có thể vào trang anh để đọc trang tin “ngày này năm xưa” rất thú vị. Từ nấc đó tới lúc tập hợp thành sách theo chủ đề chỉ còn một nấc thang. Ba năm qua anh và bằng hữu ra mắt “Trúc Bạch Thư Xã” để thoả đam mê đó. Dưới đây là hai cuốn đầu anh thực hiện. TIẾNG THÉT YÊN BÁI và HÀ NỘI MỘT THÂN. Điểm chung của nó là dấu ấn tư liệu quý báu mà anh thu nhặt được trên báo chí và sách vở xưa gần như tuyệt tích, để hé lộ cho bạn những chân dung rất mơ hồ, ít ai nhắc: Nguyễn Thái Học và Quốc dân Đảng là thế nào? Và Hà Nội bí ẩn thời Pháp tạm chiếm 1947-1954 ra sao? ***
TIẾNG THÉT YÊN BÁI Tác giả: Tạ Thu Phong Hình thức: Bìa mềm Số Trang: 447 trang Nhà xuất bản: Thế Giới Năm xuất bản: 2020 Nhà phát hành: Trúc Bạch Thư Xã Lích thước: 14 x 21 cm
HÀ NỘI MỘT THÂN: Tuyển tập phóng sự về xã hội Hà Thành thời tạm chiếm 1947-1954 Tác giả: Nhiều tác giả Sưu tầm: Tạ Thu Phong Nhà phát hành: Trúc Bạch thư xã Hình thức: bìa mềm Số trang: 240 trang Nhà xuất bản: Hồng Đức Năm xuất bản: 2020 *** Cuộc khởi nghĩa Yên Bái ngay từ sau khi nổ ra đã gây một tiếng vang lớn chấn động mạnh tới bộ máy cai trị của người Pháp. Vì cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo ở thời kỳ bí mật nên các nhà nghiên cứu không có nhiều thông tin. Tác giả đã khảo sát, bổ chú thông tin từ những bài báo của thập niên 1930 để dựng lại bức tranh sinh động về cuộc khởi nghĩa Yên Bái. *** "Tôi ấn tượng với một số nhân vật ít được biết đến như Lương Ngọc Tôn, Nguyễn Quang Triệu, Lê Hữu Cảnh. Chẳng hạn, Lê Hữu Cảnh là người đại diện cho xu hướng cải tổ và phản đối cuộc bạo động của Nguyễn Thái Học nên suýt bị thanh trừng. Dù vậy, ông không hề bất mãn mà vẫn tìm cách khôi phục lại lực lượng sau khởi nghĩa Yên Bái cho đến lúc hy sinh. Hoặc, Lương Ngọc Tôn là người bị xử chém cùng Đoàn Trần Nghiệp trước cửa nhà tù Hỏa Lò. Là người lên máy chém cuối cùng, ông được chứng kiến cái chết của 3 đồng chí nhưng vẫn bình thản “nhổ điếu thuốc cháy dở ra xa rồi mới từ từ đưa đầu vào máy chém”. Chi tiết mộc mạc ấy khiến tôi rất xúc động về bản lĩnh của một nhà cách mạng trên đoạn đầu đài..." (Tạ Thu Phong) *** Thật may mắn Trúc Bạch Thư Xã đã sưu tầm được khá nhiều đầu báo thời tạm chiếm, cùng với sự giúp đỡ của những nhà sưu tập khác chúng tôi biên soạn ra cuốn sách tư liệu này. Cuốn sách này không phải là công trình nghiên cứu nên chưa phản ánh đầy đủ diện mạo xã hội Hà Nội thời tạm chiếm. Chúng tôi chỉ làm một việc đơn giản là sưu tầm một số bài phóng sự trên báo chí đương thời, tổng hợp thành tư liệu để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Tuy nhiên đây là những tư liệu quý, chưa từng được in thành sách nên chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp thêm thông tin cho độc giả để phần nào hiểu thêm về những gì diễn ra trong lòng Hà Nội thời tạm chiếm. Qua những bài phóng sự thân thực, HÀ NỘI MỘT THÂN giúp bạn đọc hình dung được thực trạng xã hội Hà Thành trong những năm tạm chiếm như Tết Hà Nội, thú tiêu khiển giới thượng lưu, xóm cô đầu Khâm Thiên, việc ăn nhậu, kịch trường, màn ảnh. Ngoài ra, bạn đọc có thể thấy được những thân phận, những mảnh đời đau khổ trong thời tao loạn. Đó là người phụ nữ vì mưu sinh phải bỏ chồng, bỏ con ngoài hậu phương hồi cư một mình, rồi những người hồi cư thiếu chỗ ở, thiếu cái ăn, thiếu việc làm và những mảnh đời khốn khổ của em bé bán báo, ông đạp xích lô hay cô gái điếm..v..v..