Giới thiệu Sách - Toàn Chân Triết Luận ( Thu Giang Nguyễn Duy Cần )
Công ty phát hành NXB Trẻ Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần Ngày xuất bản 11-2018 Kích thước 13 x 19 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 212 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Trẻ
MÔ TẢ SẢN PHẨM Cuốn sách thể hiện những quan niệm triết học về vũ trụ, nhân sinh con người như tốt xấu, họa phúc, giàu nghèo dưới cái nhìn của Đạo học Đông phương.
Nói một điều có thể cảm được mà không thể nói ra được, rất khó. Miêu tả một lẽ vô hạn bằng một thứ tiếng hữu hạn như lời nói, câu văn, thì lại càng mâu thuẫn. Ấy vậy, những ví dụ cụ thể lấy theo sự thực tế hàng ngày, để giúp cho ta hiểu những thuần lý trong quyển nhỏ nầy, chẳng qua như tấm ảnh rất thô, không nét nào là giống với sự thật, chỉ có để cho ta hội ý mà độ hiểu cái nét hay sắc đẹp của bức tranh thiên nhiên phong phú của bồn cảo mà thôi. Độc giả chớ quên lẽ ấy mà lấy cái hình thô thiển vụng về kia làm sự thật, hãy dùng Trực giác mà lĩnh hội, nhiên hậu mới có thể thấu đáo được cái nguyên ý của tác giả. | Có nhiều chỗ nhái đi nhái lại, đó là chỗ dụng ý của tác giả. Muốn cho độc giả dễ hiểu dễ nhớ, cần phải dụng phương pháp ấy. Về mặt văn chương thì để tự nhiên, không phục thúc gì cả, vì rằng con miễn cưỡng thời sự tự nhiên e sẽ vì đó mà mất đi chăng? Cốt dùng câu văn giản dị cho mọi người đều có thể đọc mà khỏi phải dụng công tìm kiếm... Về những chữ dùng, tác giả có mượn năm ba chữ của các tôn giáo học thuyết. Ấy là sự bất đắc dĩ. Vì lẽ, một thứ tiếng mà dùng chung cho ba học phái như Phật, Lão, Nho, thời tránh sao, khi nói, khỏi phải hiểu lầm. Tỉ như chữ Tâm nói ra, thời người học Phật sẽ hiểu theo cái nghĩa chữ Tâm theo học phái | họ, người học Nhọ sẽ hiểu theo chữ Tâm theo U học phái họ. Thành ra sự hiểu lầm nhau giữa LT độc giả và người viết sách, không sao tránh cho khỏi đặng. Sở dĩ tác giả dùng những tiếng mượn ấy là vì những chữ ấy có phần phù hợp theo ý tưởng của tác giả định nói. Song le, vì muốn ngừa sự hiểu lầm đó, tác giả, hoặc tạo | chữ mới, hoặc mượn chữ cũ, mỗi mỗi đều có | chú thích và định nghĩa rõ ràng cả. Độc giả | hãy chú ý kẻo hiểu lầm cái nguyên ý tác giả. Đây chẳng phải quyển sách khảo cứu về CO | Lão giáo hay để phê bình tôn giáo học thuyết U nào. Tác giả cũng không phải đem lý thuyết I mới nào nói ra. Ấy là những ý riêng của tác giả đối với lẽ Đạo, mà tác giả tưởng cho là | đúng với lẽ tự nhiên. Trong cách lập ngôn, mới xem qua, có kẻ đã bảo rằng tác giả có cái ý công phẫn rất mạnh bạo, không đặng cái vẻ ôn tồn... Nếu quả có thật vậy, thì không phải lỗi của tác giả. Thiết tưởng rằng, Sáng, Tối có xung đột nhau, chẳng phải vì tư tâm. Phải, Quấy có xung đột nhau, chẳng phải vì tư ý. Vả lại, mùi hương các thứ hoa, có thứ dịu dàng, có thứ gắt gỏng, đó cũng là một lẽ tự nhiên. Tác giả hôm nay, nếu trong lời lẽ có không đáng dịu dàng mà lại lắm khi gắt gỏng, độc giả cũng không lẽ trách tác giả mà không trách cây bông! Tác giả chỉ như con chim ca, như dòng nước chảy. Ca vì ca, chảy vì chảy. Dầu hay dầu dở thế nào, cũng là chỗ sở dĩ đó thôi. Lại nữa, độc giả hãy xem xét những ý tưởng của tác giả trong quyển này một cách vô tư, nghĩa là đừng đem nó so sánh với điều mình đã đọc, đã nghe; vì hễ so sánh thì không bao giờ hiểu đặng cái nguyên ý của tác giả. Nghĩ rằng độc giả cầm đến quyển sách nào, là chủ tâm để tìm hiểu coi cái ý tác giả về vấn đề nào đó ra sao, nhưng nếu đem nó so sánh, thì ra độc giả chỉ có đem hai tư tưởng mà đối chiếu, để chọn lựa cái nào là hợp với thành kiến, với “tư tưởng sẵn” của mình. Thế thì bao giờ hiểu