Sâu chít còn có tên gọi khác là Đông trùng hạ thảo Việt Nam, sâu đót…..
Loài sinh vật này có tê gọi sâu chít bởi ta thường chỉ tìm thấy sâu chít trong thân của cây chít (Một loài cỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc).
Tên khoa học
Brihaspa atrostigmella. Thuộc họ bướm.
Khu vực phân bố
Loài sâu này thường có ở các tỉnh Tây Bắc, nơi có nhiều thân cây chít mọc hoang như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lạng Sơn…..
Bộ phận dùng
Toàn bộ con sâu chít được dùng làm thuốc (Đây là những con sâu non khi còn sống trong thân cây chít)
Cách chế biến và thu hái
Thời gian bắt sâu là vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Không phải cây chít nào cũng có sâu, theo kinh nghiệm chỉ những cây chít héo úa, sâu bệnh, có mùn đùn ra từ thân cây mới có sâu ở bên trong. Người dân chặt những cây này đem về bó thành từng bó để bán cho khác du lịch, mỗi bó gồm 100 cây chít, mỗi cây thường chỉ chứa 1 con sâu.
Để chế biến sâu chít, da dùng dao chẻ đôi dọc theo thân cây chít, dùng tay tẽ thân cây, con sâu béo tròn vàng óng sẽ lộ ra. Nếu dùng ngâm rượu thì tiến hành bỏ sâu luôn vào bình rượu mà không cần phải chế biến gì thêm.
Muốn bảo quản thì đem sau sâu nhúng rượu nhẹ, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.