Giới thiệu SET 15 Túi lọc Thảo Dược Ngâm Chân Đông Y - Giúp Lưu Thông Khí Huyết, Cải thiện giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng
Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể bởi nó có nhiều đầu mút thần kinh liên kết phản xạ trực tiếp tới võ đại não. Theo Y Học Cổ Truyền thì bàn chân có sự liên kết mật thiết với các tạng phủ trong cơ thể người, mỗi tạng phủ đều có điểm phản xạ tương ứng trên đôi bàn chân. Bởi vậy, từ xưa ông cha ta đã biết để ý và chăm sóc đôi bàn chân của mình, ngâm chân thảo dược là một trong những phương pháp như vậy. Ngâm chân thảo dược là một liệu pháp mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi, người ít vận động như dân văn phòng hay người bị mắc các bệnh viêm khớp, huyết áp cao. Thảo dược ngâm chân Đông y với thành phần là các loại thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên: lá ngải cứu, vỏ quế, gừng, nghệ, muối khoáng…
Tác dụng: Giúp tinh thần thư giãn thoải mái, giảm lo âu, stress. Hỗ trợ điều tr.ị một số bệnh: Mất ngủ, đau sưng khớp chân, viêm khớp bàn ngón chân, viêm tắc tĩnh mạch, bàn chân lạnh cóng, cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt,... Hỗ trợ điều tr.ị b.ệnh ngoài da. Khử mùi hôi chân, giảm mồ hôi chân.
Cách dùng: B1. Cho 1-2 túi lọc vào chậu ngâm chân rồi cho vào khoảng 1 lít nước sôi và khuấy đều, để khoảng 3 phút. B2. Pha thêm nước lạnh cho đến khi độ nóng đủ để ngâm chân (khoảng 40 độ C), ngâm ngập trên măt cá chân khoảng 2cm. B3. Ngâm chân khoảng 25-30 phút, không ngâm cho đến khi nước nguội hẳn, trong quá trình ngâm có thể pha thêm nước nóng. B4. Ngâm xong lau khô chân, không rửa lại chân.
Nguyên tắc ngâm chân: - Ngâm ngập cổ chân trên mắt cá tầm 2 cm. Bàn chân nơi có chứa nhiều huyệt nguyên (nơi hội tụ của dương khí), huyệt tỉnh (nơi khởi nguồn của dương khí) phân bố nằm xung quanh cổ chân, bàn ngón chân. Đây đều là những vị trí huyệt quan trọng dùng để điều trị khá phổ biến trong Đông y. Vì vậy, bạn phải ngâm ngập hết quá lên trên mắt cá chân mới đạt được hiệu quả điều trị tối đa khi sử dụng ngâm chân trị liệu. - Thời gian mỗi lần ngâm chân giao động 10-15 phút. Một ngày có thể sử dụng 1-2 lần, sử dụng sau khi ăn tối thiểu 30 phút. Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. - Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị “sốc nhiệt” và giúp nở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.
Chống chỉ định: Người suy giãn tĩnh mạch, Phụ nữ có thai, sau khi ăn cơm no, tiểu đường, chân có vết thương hở Lưu ý: Những người bị bệnh da như nấm, chàm, ghẻ, lở khi áp dụng biện pháp ngâm chân cần có chỉ định của thầy thuốc và có thùng ngâm riêng để tránh lây bệnh cho người khác.