Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Thương hiệu: Mai Văn Hải (Sưu tầm và tuyển chọn) | Xem thêm các sản phẩm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh của Mai Văn Hải (Sưu tầm và tuyển chọn)
Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt "Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn" May mắn thay, trong văn hóa Việt Na...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

"Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn"

May mắn thay, trong văn hóa Việt Nam, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn" vẫn khắc sâu trong tâm trí của người Việt và trong đó cuốn GIA PHẢ như bằng chứng hùng hồn của thế hệ mai sau vẫn tiếp nối lưu truyền, là bản ghi chép công trạng cũng như họ tên, tuổi tác, ngày sinh, ngày giỗ, học vấn... từ ông bà tổ tiên cho đến các thế hệ hiện tại đang sinh sống...Trong GIA PHẢ cũng thường ghi nhận những đóng góp của các thế hệ con cháu để xây dựng gia đình, dòng tộc, xã hội, đất nước ngày càng hưng thịnh, ấm no và hạnh phúc.

"Cây có Cội xanh cành nở ngọn
Nước có nguồn mở rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Tổ Tiên Cha Mẹ về sau có mình"

Đối với người Việt Nam, cuốn GIA PHẢ được xem như báu vật của dòng họ, là vật thiêng liêng nhất cần được bảo quản cẩn thận, khi cần tra cứu một việc gì hoặc cập nhật thêm tên tuổi con cháu thì người đại diện (trưởng tộc, trưởng họ) phải thắp nhang cầu xin ông bà tổ tiên trước sau đó mới được lấy cuốn GIA PHẢ ra. Ngày nay, để tiện tra cứu các mối quan hệ trong dòng họ thì chúng ta thường lấy thông tin nội dung trong cuốn GIA PHẢ rồi copy để tạo thành cây GIA PHẢ, sau đó phóng lớn để in và dán trong nhà thờ để con cháu tiện việc tham khảo.
Cuốn Gia Phả ngoài việc quan trọng nhất là khắc ghi công ơn ông bà tổ tiên để tiện cho con cháu thành kính cúng bái thì còn có rất nhiều lý do chúng ta nên lập GIA PHẢ:
- "Ngày xưa đi Cống đi Cầu - Ngàn năm đô hộ giặc Tầu lầm than - Trăm năm đô hộ giặc Tây - Tuyển phu, mộ lính đắp xây pháo đài". Đất nước ta hơn một ngày năm chống giặc Tàu xâm lăng và trên một trăm năm kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều người phải rời xa nơi cư trú, lẩn tránh phương xa, thay tên đổi họ để bảo toàn gia đình, dòng họ, mưu cầu đại sự và quang phục lại quê hương. Chính sự ghi chép trong Gia Phả là để con cháu sau này có cơ sở để về nhận lại tổ tiên.
- Việc lập GIA PHẢ để biết tổ tiên dòng tộc, họ hàng anh em, bà con xa gần để còn nhận biết nhau tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau, biết được tên của người tiền nhân để sau đặt tên cho con cái khỏi trùng và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc. Còn nói về việc thờ cúng, các bài khấn sao cho đúng thì cũng thuộc về nét văn hóa tinh thần, là cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, thời cổ đại và trung đại ở Việt Nam cũng đã có tục thờ cúng rồi, các Vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất), cúng nơi Thái Miếu (nơi đền thờ các vị khai quốc công thần), còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng hàng năm.

Để giúp bạn đọc biết thêm về CÁCH GHI CHÉP GIA PHẢ DÒNG TỘC VÀ PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT, NXB Hồng Đức đã ấn hành cuốn sách: Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt.

Nội dung cuốn sách gồm các phần:

CHƯƠNG I. GIA PHẢ VÀ SỰ CẦN THIẾT GHI CHÉP GIA PHẢ

I. GIA ĐÌNH – DÒNG HỌ - GIA PHẢ
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIA PHẢ Ở VIỆT NAM
III. GHI CHÉP GIA PHẢ - VIỆC LÀM CẦN THIẾT CỦA MỖI DÒNG HỌ

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP DỰNG BỘ GIA PHẢ CỦA DÒNG HỌ
I. CẤU TRÚC CỦA MỘT BỘ GIA PHẢ HỢP LÝ
II. CÁC NGUYÊN TẮC VIẾT PHẢ
III. CÁC BƯỚC DỰNG MỘT BỘ GIA PHẢ HOÀN CHỈNH

CHƯƠNG III. THAM KHẢO MỘT BỘ GIA PHẢ MẪU
I. LỜI NGỎ
II. PHẢ KÝ
III. PHẢ HỆ
IV. PHỤ KHẢO

CHƯƠNG IV. GIA ĐÌNH, GIA TỘC VÀ DÒNG HỌ NGƯỜI VIỆT
I. GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT
II. VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI HỘI NHẬP
III. GIA PHONG TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT
IV. MỐI QUAN HỆ GIA TỘC VÀ THÀNH VIÊN GIA TỘC VIỆT NAM
V. NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TÊN HỌ NGƯỜI VIỆT

CHƯƠNG V. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT
Mục 1. Tìm hiểu về tục cưới hỏi
Mục 2. Tìm hiểu về tục khao, yến, thờ cúng, mừng thọ
Mục 3. Tìm hiểu tục tang lễ

CHƯƠNG VI. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
I. NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
II. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN LÀ GÌ?
III. NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN
IV. BÀN THỜ CÚNG TỔ TIÊN
V. HÌNH THỨC THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
VI. LÝ GIẢI PHONG TỤC VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG, VÁI, LẠY, LỄ TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT\

CHƯƠNG VII. PHONG TỤC, NGHI LỄ VÀ BÁI KHẤN TỔ TIÊN NGÀY GIỖ, TẾT, CƯỚI GẢ
1. Giỗ thường (Cát Kỵ) và bài khấn
2. Lễ Chạp (tảo mộ) và bài khấn
3. Lễ tất niên và bài khấn chiều 30 tết
4. Lễ Giao thừa ngoài trời và bài khấn
5. Lễ Giao thừa trong nhà và bài khấn
6. Bài khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết
7. Cúng tiễn ông bà và cách hóa vàng khi hết tết
8. Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền
9. Tết Nguyên Tiêu và bài khấn
10. Lễ dâng sao Tết Nguyên Tiêu
11. Ý nghĩa Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 âm lịch
12. Tiết Thanh Minh (tháng Ba âm lịch)
13. Tết Đoan Ngọ và bài khấn
14. Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và bài khấn
15. Tết Trung Thu và bài khấn
16. Tết Hạ Nguyên (Tết cơm mới) và văn khấn
17. Nghi lễ và bài khấn trong lễ đính hôn trước bàn thờ nhà gái
18. Nghi lễ và bài khấn của lễ Vu quy (tại họ nhà gái)
19. Nghi lễ và bài khấn của lễ Thành hôn (tại họ nhà trai)
20. Phong tục và văn khấn lễ Thượng thọ

CHƯƠNG VIII. PHONG TỤC, NGHI LỄ VÀ BÀI KHẤN CÚNG LỄ TANG
1. Tìm hiểu về phong tục tang ma của người Việt
2. Nội dung lễ tang và những bài khấn
3. Những điều phải làm lúc người than lâm chung
4. Đôi điều về trùng tang
5. Các bước tiếp theo của tang ma
6. Lễ thiết linh sang và bài khấn
7. Lễ Thành phục (nhập quan)
8. Tang phục và thành phục
9. Các lễ tiến hành sau khi nhập quan
10. Lễ Chiêu điện, Tịch điện và bài khấn
11. Lễ cáo Long Thần, Thổ Địa khi đào huyệt và bài khấn
12. Phép Quàn Thấn và văn tế
13. Những bài văn tế Hạ Tiết, Tế Trung Nguyên, tế ngày Tuế Trừ
14. Lễ động quan và nghi trượng đưa tang
15. Bài khấn Lễ Thành phần (đắp xong mộ)
16. Lễ hồi sinh và bài khấn
17. Các nghi lễ sau khi an táng
18. Lễ Tế ngu và bài khấn
19. Lễ tạ mả và bài khấn
20. Lễ Chung Thất, Tốt Khốc và bài khấn
21. Lễ triệu lịch điện văn (lễ cúng cơm 100 ngày) và bài khấn
22. Lễ tiểu tường, đại tường và bài khấn
23. Lễ trừ phục hay là lễ đoạn tang (đàm tế) và bài khấn
24. Lễ rước linh vị vào chính diện, yết cáo tổ tiên và bài khấn
25. Lễ cải cát (Cải mả, cải tang) và bài khấn
26. Lễ dời mộ và bài khấn

CHƯƠNG IX. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ GHI CHÉP GIA PHẢ DÒNG HỌ

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt
Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt
Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt
Sổ Tay Hướng Dẫn Ghi Chép Gia Phả Dòng Tộc & Phong Tục Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Giá BABYDRAGON

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà sách Lao Động
Ngày xuất bản2015-10-27 00:00:00
Kích thước19 x 27 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang397
Nhà xuất bản"Stewart, Tabori and Chang"
SKU2419631276094
Liên kết: Miếng dán trị mụn Clean Face Spot Clear Intensive Patch TheFaceShop