Cuốn sách sang dạng tái bản mãi không ngừng của Nhà xuất bản Tri Thức.
"Suy tưởng" là cuốn sách mà Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) viết cho chính mình, như một cuốn nhật ký, nơi những suy nghĩ riêng tư nương náu sau một ngày phụng sự đất nước.
Marcus Aurelius đã viết Suy tưởng trong những mái lều tạm giữa hành trình tòng quân bảo vệ biên giới La Mã, tuy nhiên, chủ đề chính của Suy tưởng không phải chuyện chiến trường hay binh pháp mà xoay quanh ý nghĩa của cuộc sống, cái chết và sự vô thường của cuộc đờ
Về sau, khi cuốn nhật ký đặc biệt này được chuyển ngữ và xuất bản, độc giả ngay lập tức nhận ra nó là một di sản mà vị hoàng đế để lại cho hậu thế, một tác phẩm phản ánh đời sống đạo đức cách đây gần 2.000 năm.
SUY TƯỞNG
Marcus Aurelius Antoninus
Tiết Thái Hùng dịch
***
Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Thuở thiếu thời, ông đã được tiếp xúc với triết học và muốn trở thành một triết gia theo nghĩa nguyên thủy của từ này. Trong ông luôn có thôi thúc truy tầm trí huệ và sự uyên bác, dù ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng. Marcus Aurelius là một trong những hoàng đế La Mã đáng khâm phục nhất, nhưng tầm quan trọng của ông vượt xa vai trò đó, ông được người đời nhớ đến bởi lòng nhân đức và trí tuệ tuyệt vời.
Suy tưởng trước hết thể hiện rất rõ dòng tư tưởng tôn giáo có sức hút nhất của Hy Lạp lúc bấy giờ - triết học khắc kỷ (Stoicism). Ngày nay, triết học khắc kỷ ít nhiều bị hiểu nhầm, bị đánh đồng với sự khổ hạnh, ép xác hay khắc chế cảm xúc,… Tuy nhiên, trong Suy tưởng, tư tưởng khắc kỷ được thể hiện như là lối sống thuận hòa với logo (đạo, tự nhiên, Thượng đế), mạnh mẽ thực thi số phận được giao và không sợ hãi cái chết. Ý niệm về Thượng đế của các nhà khắc kỷ rằng Thượng đế ban cho mỗi cá nhân một linh hồn và quyết định số phận cụ thể của họ, đã góp phần tạo nên thế giới quan của Marcus Aurelius. Ông tin hạnh phúc thật sự nằm ở sự thừa nhận rằng tất cả mọi thứ trên đời xảy ra theo ý muốn của Thượng đế, vì thế ta phải chấp thuận vai trò của mình trong đời sống và những dòng chảy sự kiện xung quanh.
Marcus chịu ảnh hưởng của triết thuyết khắc kỷ nhưng cũng có những tìm tòi của riêng mình, ông trân trọng cuộc sống từ những chi tiết nhỏ bé nhất và giữ một thái độ mở với mọi cảm xúc dù tiêu cực hay tích cực trong cuộc đời. “Mọi sự vật đẹp đẽ, chúng đẹp và đủ tự bản thân chúng. Khen ngợi là từ bên ngoài. Đối tượng của lời khen vẫn nguyên như cũ: không tốt hơn, không xấu hơn. Tôi nghĩ điều này cũng đúng cho ngay cả những vật “đẹp” trong đời thường - những đồ vật, những tác phẩm nghệ thuật.”
“Nhật ký” của Marcus Aurelius có giá trị phi thời gian, đặc biệt truyền cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng thế kỷ XVIII, tiêu biểu như cựu tổng thống Mỹ Thomas Jefferson. Ngày nay, cuốn sách vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả, những người có thể đọc nó nhiều lần, ở nhiều giai đoạn đường đời, để tìm thấy trong đó những thông điệp sâu sắc và để nhận thấy, dù xã hội hiện đại có bao nhiêu xao lãng, bao nhiêu nghĩa vụ phải hoàn thành thì việc suy niệm, trầm tư vẫn là điều mà chúng ta nên làm mỗi ngày.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 9587781937809 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút