Số 11-2024: Vàng, chứng khoán và nỗi thấp thỏm của nhà đầu tư
(KTSG Online) – Nhà đầu tư nên rót tiền vào danh mục mà họ am hiểu nhất. Nếu không hiểu về cách thức hoạt động thực của thị trường chứng khoán, không đọc được thông tin tương đối chuẩn xác về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp thì không nên đầu tư chứng khoán.
Thị trường chứng khoán có tăng có giảm, không bị rơi vào tình trạng “tăng nóng”. Tuy nhiên, nếu cơn sốt vàng vẫn tiếp tục, thậm chí nóng hơn nếu cơ quan quản lý không có giải pháp can thiệp hiệu quả, các mục tiêu vĩ mô của Việt Nam trong năm 2024 có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Điều kiện kinh doanh chỉ nên là lựa chọn sau cùng (mục Ý kiến): Ngoài các giải pháp hành chính vẫn còn những chọn lựa khác mang tính “thị trường” hơn và cũng dễ có hiệu quả cũng như dễ thực hiện hơn để đạt được mục tiêu chống đầu cơ, lướt sóng, như nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định đã chỉ ra, đó là dùng chính sách thuế. Đây lẽ ra là giải pháp mà cơ quan làm dự thảo nên nghĩ đến ngay từ đầu.
Nhìn lại sự “quay xe” của Bộ Xây dựng… (An Nhiên): Rất chóng vánh, Bộ Xây dựng rút lại các phương án nhằm lượng hóa khái niệm “cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ” khi có ý kiến phản đối. Liệu điều này có đáng tiếc, vì bộ đã bỏ qua một cơ hội chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh bất động sản của cá nhân?
Công khai lãi suất cho vay bình quân và cuộc đua tín dụng (Thụy Lê): Việc công bố lãi suất cho vay bình quân có thể sẽ trở thành một công cụ quan trọng để các ngân hàng cạnh tranh thu hút khách hàng tín dụng trong giai đoạn tới, nhất là khi chính sách cho vay trả nợ ngân hàng khác đã được nhiều ngân hàng triển khai mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Thiệt – hơn chuyện xuất khẩu lao động (Nguyễn Khắc Giang): Mặc dù xuất khẩu lao động mang lại lợi ích và cơ hội kinh tế ngắn hạn cho lao động, nhưng nó giống như một thứ “doping” cần được quản lý thận trọng và không phù hợp để phụ thuộc về lâu dài.
Thị trường… cái gì cũng tăng (Hồ Quốc Tuấn): Khi mà cái gì cũng tăng thì có bong bóng không là câu hỏi hiện nay của nhiều người. Câu trả lời không phải là “có” hay “không”, mà là bong bóng đang bơm cỡ nào, và có “vỡ hàng loạt không”. Vẫn có những rủi ro nhất định, nhưng có dấu hiệu cho thấy quả bong bóng này chỉ mới bắt đầu bơm.
Dòng tiền đầu tư đang chảy vào đâu? (Lê Hoài Ân – Trần Thị Thu Uyên): Trong hai tháng đầu năm 2024, VN-Index tăng mạnh do dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân với thanh khoản đến từ nhóm này chiếm hơn 92%. Thanh khoản thị trường đang ở mức tốt hơn rất nhiều so với mức trung bình của 2023 và vẫn chủ yếu tập trung vào những nhóm vốn hóa lớn.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân: Vàng, chứng khoán và nỗi thấp thỏm của nhà đầu tư (Hoàng Hạnh): Thị trường Việt Nam, đang xuất hiện hiện tượng cả các danh mục đầu tư có rủi ro cao (chứng khoán) lẫn các danh mục đầu tư có rủi ro thấp (vàng, đô la Mỹ, bất động sản có sẵn) đều tăng giá trong khi triển vọng của nền kinh tế trong năm 2024 vẫn chưa thật sự rõ ràng. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Điều chỉnh là cơ hội tích lũy thêm cổ phiếu? (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, sau phiên sụt giảm mạnh cuối tuần trước, vùng hỗ trợ của chỉ số này hiện nằm quanh vùng 1.230 điểm. Đây có thể là vùng sẽ hấp dẫn dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua và đang bị chốt lời mạnh, điển hình là nhóm ngân hàng.
Ảnh hưởng vĩ mô – thị trường bước vào nhịp chỉnh? (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam sau chuỗi tăng kéo dài từ tháng 11 năm ngoái đến nay đã bắt đầu xuất hiện tín hiệu phân phối và điều chỉnh trong những phiên gần đây. Các nhà đầu tư lo ngại gì?
Triển vọng kinh tế hỗ trợ cho xu hướng tăng dài hạn của chứng khoán (Linh Trang): Bất chấp việc khối ngoại rút vốn mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhịp tăng kéo dài bốn tháng với mức tăng 20% của VN-Index kể từ cuối tháng 10-2023.
Những cân nhắc tỷ giá (Bùi Trinh): Trong ngắn hạn, có thể tỷ giá tăng cao hơn 3%, thậm chí lên 4% nhưng sau đó sẽ giảm dần và cả năm dao động ở biên độ xoay quanh 3%.
Luật hóa trách nhiệm của người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm (Nguyễn Lan Phương): Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố gần đây quy định người nổi tiếng khi thực hiện quảng cáo sản phẩm phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung quảng cáo liên quan đến chất lượng sản phẩm. Liệu quy định này có thực sự hợp lý?
Đối tác chiến lược toàn diện, vốn đầu tư nước ngoài và những thách thức (Tuệ Nhiên): Việc nâng cấp quan hệ với các nước lớn không chỉ giúp Việt Nam tăng cường vị thế chính trị và ngoại giao trên toàn cầu, mà còn trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những cường quốc kinh tế này cũng như của các nước ngoài muốn tận dụng những lợi thế địa chính trị của Việt Nam.
Kinh tế số thiếu vắng tài sản số? (TS. Võ Đình Trí): Những hoài nghi về blockchain, tài sản số như: chúng có hoạt động không, chúng có ích không chúng có an toàn không… đã dần dần có những câu trả lời rõ ràng. Tuy vậy, khung pháp lý vẫn còn là một câu hỏi lớn ở nhiều quốc gia.
Tiềm năng của AI trong lĩnh vực y tế (Nguyễn Hoàng Nam): AI đang ngày càng khẳng định tiềm năng to lớn trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và cải thiện chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Bằng sáng chế – mặt phải, mặt trái! (Lê Thiên Hương): Bằng sáng chế không phải là công cụ pháp lý hoàn hảo để thúc đẩy phát triển công nghệ, nhưng tác động tích cực của nó trong dài hạn là không thể phủ nhận.
Tăng bất chấp mọi quy luật, giá cà phê sẽ về đâu? (Nguyễn Quang Bình): Giá cà phê trong nước đã vượt trên 90 triệu đồng mỗi tấn cà phê nguyên liệu. Quyền chủ động giá bây giờ nằm trong tay người bán. Giá cà phê tăng bất chấp các quy luật và chưa biết sẽ về đâu nhưng thử hình dung điều gì xảy ra nếu giá tăng mà hàng không thấy ra thị trường?
Emoji gây tranh chấp: Nhìn từ thực tiễn sử dụng tại Việt Nam (Phương Đặng): Emoji được dùng phổ biến khắp thế giới, xuất hiện trong không chỉ ngôn ngữ tán gẫu của giới trẻ, người dùng mạng xã hội nói chung mà còn cả trong giới kinh doanh mà việc sử dụng thiếu thận trọng có thể dẫn đến các vụ tranh chấp pháp lý.
Khi các hãng sữa Nhật Bản muốn chiếm lĩnh thị trường sữa cho trẻ em Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): Các tập đoàn sữa và thực phẩm Nhật Bản như Asahi, Meiji, Morinaga và ngay cả Ajinomo đều đang nỗ lực chiếm thị phần lớn hơn tại Việt Nam, cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng sữa Việt Nam và nước ngoài. Các hãng Nhật Bản cũng xem Việt Nam là mô hình thử nghiệm để nội địa hóa các sản phẩm, chế phẩm từ sữa của Nhật Bản.
Ngành sữa ASEAN thu hút vốn cổ phần tư nhân (Ricky Hồ): Các quỹ cổ phần tư nhân đang đổ vốn vào các công ty sữa ở Đông Nam Á, bởi đây cũng là những con bò sữa đẻ ra tiền cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Công nghệ bán dẫn – Nhân lực là thế mạnh (Tâm Phạm): Tham vọng và tầm nhìn địa chính trị trên từng con chíp của các quốc gia dần lộ rõ hơn sau xung đột Mỹ – Trung năm 2018. Năm năm vừa qua là một cuộc cạnh tranh mới nhằm thay đổi bản đồ bán dẫn toàn cầu. Chiến lược tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn trong nền công nghiệp của các cường quốc kéo theo cơ hội cho các quốc gia công nghiệp mới nổi, trong đó có Việt Nam trở thành một phần của chuỗi cung ứng chiến lược này.
Xuất khẩu đồ gỗ: Sau cơn mưa, trời sẽ sáng? (Huỳnh Ngọc Như): Năm 2024, triển vọng thương mại toàn cầu được dự báo chưa thật sự khởi sắc. Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi tích cực của một số thị trường chủ lực như Mỹ, EU… đã đem lại sự lạc quan cho ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.
Hậu quả khó lường nếu El Nino chuyển nhanh sang La Nina (Anh Vũ): Thế giới đang lo lắng khi các mô hình nghiên cứu khí tượng cho thấy đợt El Niño 2023-2024 sẽ kết thúc với giai đoạn trung tính rất ngắn giữa các tháng 4-6 năm nay, và 55% xác suất La Niña sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Các dự đoán của siêu trí tuệ nhân tạo cũng xác nhận La Niña có khuynh hướng xuất hiện sớm theo sau kỳ El Niño mạnh.
Sinh thái đồng bằng sông Cửu Long gói gọn trong câu ca dao (Dương Văn Ni): Trưa hè vắng, đi trong những vùng nông thôn sâu, thỉnh thoảng còn nghe được lời ru đượm buồn: “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua”! Câu ca dao này chắc xuất phát từ miền Nam. Bởi ở miền Bắc thì phải là “gió lay”, còn miền Trung thì không có nhiều “sông” và “đồng” như ở ĐBSCL.
Bốn thập niên từ biểu tượng “mặt cười” đến emoji (Tường Nghi): Các biểu tượng cảm xúc emoticon ban đầu và emoji ngày nay được dùng như một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ nhắn tin, đặc biệt là với giới trẻ. Có thể nói emoji gần như trở thành một loại ngôn ngữ mới trong thời đại kỹ thuật số.
Khéo léo như người Sài Gòn chạy xe! (Phương Anh): …Mới có chuyến trở lại Sài Gòn, người bạn là Việt kiều ngỡ ngàng trước dòng xe người trên phố. Thấy xe máy chạy nối đuôi nhau len qua những làn ô tô, bạn bảo xe hơi giành hết cả đường đi của xe máy, rồi cao hứng bạn bình rằng: “Người Sài Gòn kể ra khéo léo, uyển chuyển và nhanh nhẹn quá. Rất xuất sắc”.
Không lẽ đành thua Black List? (Khánh Hưng): Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã công bố danh sách hơn 3.000 trang nội dung trực tuyến được xác thực (White List) đồng thời cập nhật danh sách hơn 400 trang nội dung vi phạm (Black List). Qua hai danh sách này, Bộ khuyến nghị doanh nghiệp lựa chọn để quảng cáo trên White List để đảm bảo an toàn cho thương hiệu và không đăng quảng cáo trên Black List.
Miếng bánh thuốc giảm cân (Nguyễn Vũ): Các nước châu Âu và Mỹ đang có cơn sốt thuốc giảm cân do hai hãng Novo Nordisk và Eli Lilly sản xuất, làm ra không đủ bán. Tình trạng cung không theo kịp cầu này còn kéo dài trong một thị trường được dự báo sẽ tăng lên 80 tỉ đô la vào năm 2030, tạo ra một miếng bánh béo bở nhiều nơi muốn dự phần.
Cạnh tranh bán dẫn Mỹ – Trung tiếp tục nóng lên (Lạc Diệp): Cuộc cạnh tranh bán dẫn tiếp tục là điểm nóng của quan hệ thương mại Mỹ – Trung. Những bước tiến mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc đang khiến giới chức Mỹ lo ngại và tìm cách thắt chặt hơn nữa dòng chảy công nghệ bán dẫn vào Trung Quốc.
Cơn sốt bitcoin liệu có kéo dài? (Song Thanh): Đồng tiền điện tử phổ biến nhất thế giới Bitcoin đã tăng hơn 70% kể từ đầu năm tới nay và liên tục phá vỡ các kỷ lục mới. Cơn sốt này liệu có tiếp tục kéo dài?
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-03-14 15:14:00 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 7726600993283 |
artbook blackpink lương khô quân đội lớp học mật ngữ fahasa báo chí người truyền ký ức kính tế vĩ mô tiền đấu với vàng how money works - hiểu hết về tiền bts tam quốc diễn nghĩa sài gòn cẩm nang du lịch dorian gray đong hồ thông minh khoa học về làn da joy tạp chí thời trang tạp chí du lịch tạp chí - catalogue tạp chí pi forbes việt nam wanderlusttips hoa học trò hoa học trò 1358 tạp chí thời trang cũ báo dzung yoko cá koi