Số 12-2024: Không để người dùng “bút sa gà chết”
(KTSG)- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, mặc dù đã có các quy định về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nhưng vấn đề bất bình đẳng, nhất là liên quan đến điều khoản hợp đồng vẫn chưa được quy định cụ thể. Ngoài ra, quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ tài chính vẫn chưa có các quy định riêng dù mức độ phức tạp cũng như ảnh hưởng về mặt kinh tế – xã hội của nó là rất lớn.
Bài học mạng 5G (mục Ý kiến): Bài học đầu tiên trong triển khai mạng 5G là đừng thổi phồng khả năng thật sự của nó, nhất là khi chỉ mới có thể xây dựng mạng 5G dùng chung với hạ tầng cũ. Một khi người tiêu dùng thất vọng họ sẽ quay lưng…
Khi chính sách thuế thay đổi (An Nhiên): Dự kiến có ba luật thuế sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong năm 2024 và đều tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp. Đó là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thấy gì qua hoạt động thương mại hai tháng đầu năm? (Tuệ Nhiên): Hoạt động thương mại là một điểm sáng nổi bật trong hai tháng đầu năm 2024, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và ghi nhận xuất siêu kỳ hai tháng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, bức tranh này cũng xuất hiện những mảng màu cần đặc biệt chú ý.
Gian nan tăng trưởng tín dụng (Triệu Minh): Tăng trưởng tín dụng giảm sút trong hai tháng đầu năm nay đã phần nào khắc họa được sự gian nan trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng. Cần những giải pháp gì để thúc đẩy tín dụng?
Rắc rối pháp luật đất đai (Đặng Hùng Võ): Luật bị lạc hậu hoặc chưa đúng thì nên sửa luật kịp thời bằng văn bản quy phạm pháp luật, phải bảo đảm tính thống nhất của cả nước, văn bản nghị quyết không nên điều chỉnh được văn bản luật.
Hướng mở cho nhà ở xã hội (Trương Trọng Hiểu): Luật Nhà ở mới đã được thông qua (Luật Nhà ở 2023) và có nhiều quy định rộng đường cho các dự án nhà ở xã hội. Các giải pháp triển khai cụ thể và phù hợp sẽ là chốt mở tiếp theo để có thể tăng quỹ nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Không để người tiêu dùng “bút sa gà chết” (TS. Võ Đình Trí): Khi câu chuyện nợ thẻ tín dụng bị quá hạn, sau 11 năm từ dư nợ 8,5 triệu đồng tăng lên đến 8,8 tỉ đồng được công chúng biết đến thì một câu hỏi được đặt ra: nếu khách hàng (người tiêu dùng) biết được tình huống này thì liệu có để nó xảy ra?
Thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Mỹ và tham chiếu với Việt Nam (Hoàng Hạnh): Tại Mỹ, người chậm hay không thanh toán nợ thẻ tín dụng bị tách khỏi đại đa số các hoạt động kinh tế phục vụ đời sống nên không ai muốn rơi vào tình trạng này. Việc thu hồi nợ thẻ tín dụng được điều chỉnh bởi các đạo luật đảm bảo sự công bằng với cả bên chủ nợ và người mắc nợ.
Khoảng trống quy định khiến người nợ thẻ tín dụng quá hạn chịu thiệt (Khánh Nguyên): Trong hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng, thẩm quyền về lãi suất, mức phạt trả chậm chủ yếu phụ thuộc vào bên cho vay. Khoản nợ thẻ tín dụng quá hạn 8,5 triệu đồng có thể phát sinh thành một khoản nợ lên tới trên 8,8 tỉ đồng sau 11 năm. Rõ ràng, điều này không phù hợp và cần phải được sửa đổi.
Ưu tiên việc quản trị rủi ro khi thị trường biến động mạnh! (Thanh Thủy): Trong bối cảnh chưa rõ các tranh chấp ngắn hạn giữa cung – cầu sẽ đi theo hướng nào, việc quản trị rủi ro danh mục nên là điều được ưu tiên với các nhà giao dịch ngắn hạn.
Chờ sóng thoái vốn (Triêu Dương): Các đợt điều chỉnh cũng đồng thời mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư tái cấu trúc danh mục và tìm kiếm những nhóm ngành, cổ phiếu tiềm năng hơn cho giai đoạn tăng giá kế tiếp. Một trong số đó có lẽ là nhóm các cổ phiếu nằm trong kế hoạch thoái vốn của Nhà nước trong năm nay.
Chuyển biến mới về quỹ đất phát triển khu công nghiệp! (Linh Trang): Xu hướng chuyển đổi đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp đang mở ra những cơ hội lớn cho một số doanh nghiệp bên ngoài mảng kinh doanh cốt lõi.
Vì sao tình trạng chậm trả nợ trái phiếu vẫn tiếp diễn? (Lê Hoài Ân – Trần Thành Long): Tình trạng chậm trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp diễn, gây lo lắng cho thị trường, nhất là với những người đang nắm trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024. Tình hình sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu cần phải được xem xét kỹ lưỡng từ kết quả báo cáo tài chính quí 4-2023.
Chuyện dự báo và phòng chống hạn mặn cho đồng bằng sông Cửu Long (Tô Văn Trường): Vùng ĐBSCL ngày nay mong manh hơn trước những biến động khí hậu và cả hành xử của các bên liên quan, việc dự báo đóng vai trò quan trọng để đưa ra cách ứng phó hợp lý.
Sandbox dành cho FinTech: cần thêm không gian sáng tạo (Lưu Minh Sang): Mặc dù được “thai nghén” kỹ lưỡng nhưng theo người viết, dự thảo hiện tại dường như chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các bên liên quan, đặc biệt là công ty FinTech.
Điểm mới của luật giao dịch điện tử tác động đến ngành ngân hàng (Đỗ Đình Lâm): Những điểm mới trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) năm 2023, có hiệu lực từ 1-7-2024, sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh “số hóa” như hiện nay. Vì vậy, việc có những đánh giá và điều chỉnh cụ thể là rất cần thiết để đảm bảo tuân thủ trong các tổ chức tín dụng.
Đạo luật Trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới (Nguyễn Lan Phương): Vào ngày 13-3-2024, Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (AI Act) đầu tiên trên thế giới đã được thông qua bởi Nghị viện Liên minh châu Âu. Đạo luật này đặt ra cả ranh giới “cứng” và cơ chế “mềm” mà Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng chính sách đối với công nghệ AI.
“Lúa ma” có lợi, “lúa cỏ” có hại (Huỳnh Kim): Gần đây, có cảnh báo “lúa ma”, “lúa cỏ” đang đe dọa nghiêm trọng sản lượng lúa gạo ở châu Á; thậm chí có thể làm sản lượng lúa trên một cánh đồng giảm đến 80%. Trao đổi với chúng tôi về chuyện này, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, cần phân biệt đúng “lúa ma” có lợi và “lúa cỏ” có hại.
Chuyện áp thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng L/C (Nguyễn Nhật Dương – Cao Nguyễn Bảo Liên): Việc thu thuế GTGT đối với dịch vụ Thư tín dụng L/C sẽ mang lại một nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong khi các quy định pháp lý và quan điểm từ cơ quan có thẩm quyền vẫn còn chưa thống nhất thì quyết định áp dụng thuế GTGT đối với dịch vụ L/C hợp lý không?
Phân loại rác – hóa ra còn nhiều chuyện đáng nói (Song Hảo): Các quy định giảm lượng rác thải, tái sử dụng hay tái tạo các nguồn tài nguyên đã được Nhật Bản và Úc luật hóa cách đây khoảng 30 năm. Tương tự, chuyện phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam sẽ khó thành hiện thực nếu không hội đủ các yếu tố trên.
Kinh tế tuần hoàn: Con đường “gồ ghề” của doanh nghiệp (Quang Hà): Với tình trạng biến đổi khí hậu, rác thải gây ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, doanh nghiệp buộc phải thay đổi, hướng đến kinh tế tuần hoàn. Nhưng sự chuyển đổi nào đến dễ dàng. Dù nằm ở số ít và gặp nhiều rào cản, các doanh nghiệp vẫn tiến về phía trước, không có vẻ gì là bỏ cuộc.
EU ra đề bài khó cho AI (Nguyễn Lương Sỹ): AI tạo sinh – loại hình gây hoang mang cho công chúng toàn thế giới khoảng hơn một năm trở lại đây – không thể thoát khỏi tầm ngắm của Đạo luật Trí tuệ nhân tạo. EU xếp loại hình này vào nhóm hệ thống AI đa chức năng. Theo đó, khi sử dụng bất kỳ nội dung được bảo hộ quyền tác giả nào cũng đều cần có sự cho phép của chủ sở hữu.
Trường Lưu nên được xây dựng thành “làng văn hiến” (Nguyễn Văn Mỹ): Việt Nam có mấy chục ngàn làng với tuổi đời thấp nhất chừng mươi năm đến lâu nhất lên đến cả ngàn năm. Hầu hết các làng được xếp vào “Làng văn hóa” nhưng Trường Lưu, Hà Tĩnh nên được gọi là “làng văn hiến” vì sở hữu nhiều lợi thế, trong đó có khối di sản đồ sộ về tư liệu văn hóa Việt truyền thống.
Sự “giàu có” của kẻ lạc thời (Nguyễn An Nam): Có vẻ quá dễ đoán khi ta nói rằng tiền bạc không làm nên hạnh phúc. Vì điều đó nhiều người nói rồi. Lại cũng có vẻ sáo rỗng khi nói rằng, người theo đuổi giấc mộng giàu có của cải chưa chắc đã sang, bởi có người sẽ hỏi lại rằng, nhưng ít ra thì giàu cũng là một điều kiện để có thể “học làm sang”… Nhưng có hoàn toàn như vậy?
Muôn kiểu chọn ngành (Minh Thảo): …Ngoại trừ một số em đã xác định rõ ràng ngành mình chọn học, nhiều em lên lớp 12 rồi vẫn chưa chọn được ngành mình sẽ học khi lên đại học. Các em cuối cùng chọn theo số đông – tức ở lớp bạn bè chọn ngành nào nhiều thì mình chọn ngành đó. Nhưng vào học rồi mới hay “đời đá vàng”.
AI mới là tác nhân chính của biến đổi khí hậu (Nguyễn Vũ): Các bài báo về AI, đặc biệt về ChatGPT ít khi nhắc đến một yếu tố rất quan trọng: các hệ thống này tiêu thụ một lượng điện khổng lồ nhưng không ai đối chọi chúng với nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các nước. Bức tranh này trái ngược hoàn toàn với số phận nông dân các nước châu Âu đang bất mãn vì chính sách ép họ giảm khí thải để bảo vệ trái đất!
Trung Quốc vẫn chưa thể vực dậy thị trường bất động sản (Song Thanh): Giá nhà ở Trung Quốc đã giảm tháng thứ 8 liên tiếp, cho thấy nhu cầu cơ bản và niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở mức yếu bất chấp các biện pháp hỗ trợ thị trường của chính phủ.
Kinh tế Mỹ sẽ thế nào nếu ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng (Ngân Diệp): Tăng thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế doanh nghiệp, và hạn chế nhập cư. Đó là một số chính sách có tác động lớn tới nền kinh tế mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định sẽ áp dụng, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-03-21 13:58:35 |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 4953217480024 |
artbook blackpink lương khô quân đội lớp học mật ngữ fahasa báo chí người truyền ký ức kinh tế vi mô tiền đấu với vàng how money works - hiểu hết về tiền bts tam quốc diễn nghĩa sài gòn cẩm nang du lịch dorian gray đồng hồ thông minh khoa học về làn da joy tạp chí thời trang tạp chí du lịch tạp chí - catalogue tạp chí pi forbes việt nam wanderlusttips hoa học trò hoa học trò 1358 tạp chí thời trang cũ báo dzung yoko cá koi