Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 14-2024

KTSG Số 14-2024: Kinh tế quí 1-2024 – Sự phục hồi khó khăn(KTSG) – Quí 1-2023 là giai đoạn nền kinh tế khá ảm đạm, các chỉ số sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu suy giảm trong khi môi trường lãi suấ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 14-2024

KTSG Số 14-2024: Kinh tế quí 1-2024 – Sự phục hồi khó khăn

(KTSG) – Quí 1-2023 là giai đoạn nền kinh tế khá ảm đạm, các chỉ số sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu suy giảm trong khi môi trường lãi suất ở mức cao. Chính vì vậy, mặc dù kết quả tăng trưởng quí 1-2024 khá tốt nếu so với cùng kỳ, nhưng nếu xem xét xu hướng trong vài quí gần đây thì nền kinh tế vẫn đang phục hồi chậm từ nền thấp của năm 2023 và chưa có sự bứt phá mạnh mẽ.

Ứng xử với công nghệ (mục Ý kiến): Lý do siết lại với các công ty công nghệ không chỉ nhằm nuôi dưỡng môi trường cạnh tranh bình đẳng; nó còn là bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia. Nay là lúc các nước biên soạn các điều luật, quy định để kìm cương các công ty này.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư hướng đến doanh nghiệp nào? (An Nhiên): Theo dự thảo nghị định đang được đưa ra lấy ý kiến, Quỹ Hỗ trợ đầu tư – hình thành chủ yếu từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ hỗ trợ bằng tiền mặt cho hai nhóm doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đào tạo lao động, tạo tài sản cố định…

Dự thảo Quỹ hỗ trợ đầu tư cần chương riêng cho “đại bàng” (Phan Hữu Thắng): Bài toán hiện nay Việt Nam cần giải là đồng thời phải thực hiện được nhiệm vụ kép thực hiện cam kết chống xói mòn cơ sở thuế tối thiểu toàn cầu khi đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nhưng cũng phải tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với “đại bàng lớn”.

Lãi suất huy động rục rịch đi lên? (Triệu Minh): Một số ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất tiền gửi trở lại trong những ngày cuối tháng 3-2024. Quan sát trên các thị trường khác, mặt bằng lãi suất cũng đang đi lên. Yếu tố nào đang tác động lên xu hướng lãi suất?

Kinh tế quí 1-2024 cho thấy sự phục hồi khó khăn (Trịnh Hoàng): Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế, xã hội quí 1-2024 với nhiều thông tin lạc quan khi các chỉ số vĩ mô đang cho thấy nền kinh tế đã đi qua đáy và đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi vẫn đang chậm với nhiều biến số cần theo dõi thêm trong những quí sắp tới.

Động lực tăng trưởng – Cần sớm có giải pháp cân bằng (Tuệ Nhiên): Có thể thấy hoạt động thương mại và đầu tư là hai động lực chính kéo tăng trưởng trong quí 1-2024. Tuy nhiên, bên cạnh đó là nỗi lo không nhỏ trước nguy cơ kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc lớn hơn vào khu vực FDI. Cần làm gì để duy trì sự phát triển của nền kinh tế cân bằng và phù hợp hơn?

Đề bài cho xuất khẩu (Hoàng Hạnh): “Mức tăng trưởng cao diễn ra ở một vài khu vực chứ không trải dài trên toàn nền kinh tế. Các nhà xuất khẩu phải biết cách “liệu bò lo chuồng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế – tài chính trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam: Những vấn đề nào cần xem xét? (Huỳnh Thế Du-Nguyễn Xuân Thành): Chống sốt vàng không nên là một mục tiêu chính sách mà nó nên được đặt trong bối cảnh chung của ổn định vĩ mô, minh bạch thị trường và tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các loại tài sản có thể nắm giữ.

Sự cố hy hữu khiến thanh khoản thị trường chứng khoán sụt giảm (Thanh Thủy): Quản trị rủi ro danh mục chặt chẽ, chỉ ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu cơ bản tốt là điều nên được thực hiện lúc này trước khi VN-Index phát đi những tín hiệu rõ nét hơn về mặt xu hướng.

Chứng khoán – Những ngành vẫn chật vật (Triêu Dương): Vẫn có một số nhóm ngành khá “chật vật” trong thời gian qua, khi tăng trưởng chậm hoặc thậm chí sụt giảm so với đầu năm nay. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến cơ hội cho dòng tiền có thể tìm đến các nhóm ngành này trong bối cảnh một số nhóm ngành khác đã có định giá cao sau những tháng liên tục đi lên gần đây.

Triển vọng ngành thép 2024 (Lê Hoài Ân – Đặng Vũ): Ngành thép năm 2023 vẫn chưa cho thấy được sự phục hồi khi giai đoạn đáy chu kỳ có thể kéo dài hơn dự kiến. Với một thị trường bất động sản trong nước vẫn đang chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục và một thị trường xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, liệu ngành thép sẽ như thế nào trong năm nay?

“Cổ phiếu quốc dân” HPG chờ ngày bứt phá (Linh Trang): Với dự án Dung Quất 2, triển vọng kết quả kinh doanh của Hòa Phát (mã HPG) từ năm 2024 trở đi được đánh giá khá tích cực.

Thêm giải pháp ổn định thị trường ngoại hối (Thụy Lê): Trong bối cảnh tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng chịu áp lực đi lên, đặc biệt trên thị trường phi chính thức, bất chấp nguồn cung ngoại tệ vẫn dồi dào, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có thêm động thái kỳ vọng giúp ổn định thị trường.

Thiếu nguồn lực sẽ khó thúc đẩy sandbox cho FinTech (Lưu Minh Sang): Dự thảo mới về quy chế thử nghiệm sandbox cho ngành FinTech đi đúng nguyên tắc tiếp cận, tuy vậy, để cơ chế này thực sự thúc đẩy đổi mới sáng tạo cần giải quyết bài toán về nguồn lực quản lý.

Sự thống trị của những “ông lớn” vận tải container đường biển (Trần Nguyên Khôi): Vận tải container đường biển đóng vai trò then chốt bậc nhất trong thương mại toàn cầu với 163 triệu TEU chuyên chở năm 2022. Trong giai đoạn 1980-2022, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6,1%, so với 2,8% của vận tải biển nói chung. Hàng hóa qua tàu container chuyên chở chiếm 37,5% giá trị thương mại quốc tế.

Cần thắt chặt niêm yết giá nhà đất (Trương Trọng Hiểu): Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua đã dành một chương (chương XII) để quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Dữ liệu về giá đất là điểm nhấn quan trọng trong cả quản lý và sử dụng đất.

Mục tiêu trung hòa carbon vào 2050 bắt đầu lung lay (Lạc Diệp): Mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của Liên hiệp quốc được dự báo sẽ có nguy cơ chậm trễ khi các khoản đầu tư vào chuyển đổi xanh không đạt được mức lợi nhuận và hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn.

Thương hiệu Việt không chỉ có lúa gạo (An Phước): Khi ST25 nhiều lần đạt thứ hạng cao ở giải gạo ngon thế giới, câu chuyện về xây dựng thương hiệu gạo quốc gia nóng trở lại sau năm năm nhãn hiệu chứng nhận “Vietnam Rice” gần như trôi vào quên lãng. ST25 được đề xuất lựa chọn thí điểm, nhưng có nên là duy nhất bởi nhiều loại gạo lâu đời khác cũng hoàn toàn xứng đáng?

Mỗi quốc gia, một thương hiệu (Nguyễn Lương Sỹ): Thương hiệu quốc gia từ rất lâu đã trở thành tôn chỉ mà hầu hết chính phủ các nước đều hoạch định nhiều chiến lược, chính sách để theo đuổi. Việc tạo dựng được thương hiệu quốc gia sẽ giúp xác lập vị thế trên thị trường quốc tế, làm tiền đề cho các sản phẩm nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng nước ngoài.

Học gì từ cách Thái Lan xây dựng thương hiệu gạo quốc gia “Thai Hom Mali”? (Ngân Trần): Thái Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia “Thai Hom Mali- Jasmine rice” nổi tiếng toàn thế giới, còn Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu gạo nào thực sự được ghi nhận trên thị trường quốc tế.

Giá cà phê lập đỉnh mới, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu than không kịp trở tay (Huỳnh Ngọc Như): Giá cà phê tại thị trường nội địa đã cán mốc 100.000 đồng/ký. Các doanh nghiệp nội địa chuyên chế biến, xuất khẩu than không kịp trở tay vì chưa kịp trữ nguồn cung nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp buộc phải mua hàng vào khi giá đang trên đỉnh để thực hiện các hợp đồng đã ký từ trước.

Gabor Fluit: CEO tiếp nối sứ mệnh trăm năm tại tập đoàn hoàng gia De Heus (Thế Kỳ): De Heus Animal Nutrition, với hơn một thế kỷ hoạt động, khẳng định vị thế của mình trong ngành dinh dưỡng động vật bằng khả năng phục hồi cao và sự sáng tạo trong môi trường đầy năng động. Gần đây, công ty đã gây chú ý với sự thay đổi cơ cấu chiến lược quản lý toàn cầu, đánh dấu một kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của ông Gabor Fluit với tư cách là Giám đốc điều hành tập đoàn mới.

Tác giả PHẠM CÔNG LUẬN: “Quan trọng là sự mới mẻ nơi mỗi cuốn sách” (Nguyễn An Nam): Thể loại biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước năm 1975 từ lúc khởi sinh, chịu ảnh hưởng họa báo tiếng Pháp của thập niên 1920-1930 cho đến khi xuất hiện thường xuyên trên báo tiếng Việt thập niên 1940. Tác giả Phạm Công Luận dành cho Tạp chí Kinh tế Sài Gòn một cuộc trao đổi nhân cuốn Biếm họa trên báo chí Sài Gòn (Phương Nam Book & NXB Thế giới, 2024) của ông vừa ra mắt và đang được quan tâm.

Cùng nhau thăm Xứ Cát (Nữ Lâm): Tiểu thuyết Dune của Frank Herbert xuất hiện ở Việt Nam với tên gọi Xứ Cát (Trần Tiễn Cao Đăng dịch) từ trước khi tác phẩm điện ảnh Dune của Denis Villeneuve tung hoành. Nhưng mãi đến khi phần đầu của phim ra đời, vầng hào quang của tiểu thuyết Xứ Cát mới được hiển lộ ở mảnh đất cách xa quê hương của tác giả Herbert cả đại dương.

AI có tội tình gì? (Khánh Hưng): Những video do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, trong đó có vô số video đạt hàng triệu lượt xem và bình luận. Các video AI đó thường rất tốt về hình ảnh, nhưng liệu nội dung được chuyển tải tới người xem – hầu hết được sao chép đâu đó trên Internet và “xào nấu” lại – có được tốt không?

Thư viết tay: thấy chữ như được gặp lại người! (Huỳnh Văn Mỹ): Người xưa nói “văn là người”. Và cái chữ viết của một người cũng là một phần của người đó. Nhưng ở đây không phải là thuật xem chữ để đoán định tính cách người viết, mà là ở phương diện tình cảm: thấy chữ viết của người gửi thư cho mình cũng như thấy được, gặp lại được họ.

Luật pháp và quyền tự do cá nhân: Nhìn từ vụ vẽ tranh Graffiti bị xử phạt ở Đà Nẵng (Nguyễn Thái Hải Lâm – Nguyễn Ngô Thành Danh): Vừa qua, UBND phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà H. về hành vi vẽ tranh nghệ thuật Graffiti lên tường nhà của người khác mà chưa được cấp phép của cơ quan chức năng. Câu chuyện bị xử phạt này đã gây ra những cuộc tranh cãi, vì sao?

Khởi nghiệp ở tuổi U-80 (Nguyễn Vũ): Như Kinh tế Sài Gòn đã có bài trên số báo 10-2024, mạng xã hội do cựu Tổng thống Donald Trump thành lập, Truth Social hay nói đúng ra công ty điều hành mạng này, Trump Media & Technology đã lên sàn sau khi sáp nhập với công ty vỏ bọc Digital World Acquisition Corporation; giá cổ phiếu tăng mạnh, giúp ông Trump có thêm gần 5 tỉ đô la!

Vụ sập cầu tại Baltimore sẽ làm tăng giá cước vận tải (Song Thanh): Vụ sập cầu Francis Scott Key hôm 25-3 đã khiến cảng Baltimore phải tạm ngừng hoạt động và chưa biết bao giờ mới có thể mở cửa trở lại. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhìn lại thị trường tài chính toàn cầu trong quí 1 (Ngân Diệp): Các thị trường tài chính toàn cầu vừa khép lại quí 1-2024 với những điểm nhấn đáng chú ý. Thị trường chứng khoán bùng nổ, trong khi các tài sản, hàng hóa quan trọng như như vàng, đô la Mỹ, dầu mỏ cũng có một quí khởi sắc.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 14-2024
Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 14-2024

Giá PAK

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-04-04 07:08:58
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU8881970269152
Liên kết: Set dưỡng mini chăm sóc da mụn nhạy cảm Dr. Belmeur Clarifying Trial Kit (3SP)

Các sản phẩm vừa xem