Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:Siết lại nhưng được hoan nghênh (mục Ý kiến): Có những việc, Nhà nước càng siết thì càng tốt cho xã hội, như bãi bỏ giấy phép con trong hoạt động doa...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2023

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Siết lại nhưng được hoan nghênh (mục Ý kiến): Có những việc, Nhà nước càng siết thì càng tốt cho xã hội, như bãi bỏ giấy phép con trong hoạt động doanh nghiệp hay cấp giấy phép lái ô tô; siết quảng cáo thực phẩm chức năng có công hiệu như thuốc chữa bệnh; siết nạn dữ liệu cá nhân bị thu thập trái phép…

Xử lý của các nước với hành động “vô lương tâm” của người kinh doanh (Trương Trọng Hiểu): Một hợp đồng đã đặt bút ký vẫn có thể bị tuyên vô hiệu. Ở Úc hay New Zealand, doanh nghiệp còn có thể đối diện với mức phạt khá nặng nếu hành động “vô lương tâm”.

Taxi điện vào đường đua (Tâm Phạm): Sự tham gia của taxi điện không chỉ thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng, nó còn kéo theo một cuộc đua gay cấn giữa các nhà sản xuất xe điện.

GS. Trần Văn Thọ: Cần chiến lược cho tài sản vô hình và nhân lực mới (Trịnh Duy): Nói chuyện tại buổi hội thảo “Nhân sự số – năng lực nào thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng?”, GS. Trần Văn Thọtrăn trở với vấn đề làm sao để Việt Nam phát huy tiềm năng và trở thành nước có vị trí cao hơn trên vũ đài quốc tế.

Kết quả kinh doanh quí 1 khiến dòng tiền chưa thể khởi sắc! (Linh Trang): Tổng quan tình hình kinh doanh quí 1-2023, kết quả kém khả quan vẫn là gam màu chính.

Sẽ tiếp tục giao dịch “thận trọng” trong tháng 5? (Thanh Thủy): Sau kỳ nghỉ lễ dài nhiều khả năng thị trường chứng khoán vẫn trong trạng thái thận trọng. Thị trường hiện vẫn chịu tác động tiêu cực từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 1 không mấy khả quan.

Chứng khoán – có nên sợ tháng 5? (Triêu Dương): Nhìn lại những năm gần đây, hiệu ứng “bán tháo tháng 5” dường như không còn thể hiện rõ rệt. Liệu nỗi sợ hãi tháng 5 có bị thổi phồng quá mức?

Tăng trưởng tín dụng và chuyện giảm lãi suất cho vay (Thụy Lê): Tốc độ giảm lãi suất cho vay chậm hơn so với lãi suất tiền gửi. Đâu là nguyên nhân?

Thách thức với ngành ngân hàng đã giảm… (Tuệ Nhiên): Lợi nhuận quí 1 của các ngân hàng vẫn tăng trưởng khả quan. Sau hàng loạt giải pháp điều hành gần đây, mức độ thách thức đối với ngành này dường như không quá nghiêm trọng như các dự báo trước đây.

Chuyển đổi xanh – vấn đề ở chỗ có thực sự muốn chuyển đổi hay không! (Hoàng Hạnh): Tham vọng chuyển đổi xanh của Việt Nam có vẻ lớn hơn tiềm lực kinh tế khá nhiều. Nhưng nếu có đủ quyết tâm thì Việt Nam sẽ làm được – giống như ngành dệt may của Bangladeh.

Rất khó để xác định giá đất và mức bồi thường thỏa đáng (Huỳnh Thế Du): Việt Nam đang trong tiến trình sửa đổi Luật Đất đai và các luật liên quan. Giá trị của đất và mức bồi thường thỏa đáng thuộc những vấn đề được quan tâm nhất.

Âm nhạc do AI tạo ra: cần bao nhiêu “tính người” để được đăng ký quyền tác giả? (Nguyễn Ngọc Trâm): AI (trí tuệ nhân tạo) có loại bỏ “tính người” trong sáng tác âm nhạc hay không còn chưa rõ. Nhưng một điều chắc chắn là nó đã dấy lên nhiều vấn đề pháp lý.

Khi trí tuệ nhân tạo bắt chước… giọng hát! (Lê Thiên Hương): Về khía cạnh pháp lý, việc xuất hiện “giọng hát AI” làm dấy lên những câu hỏi về việc ai sẽ là chủ sở hữu quyền khai thác và đứng tên đối với các bài mà AI hát?

Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam còn nhỏ bé (Ricky Hồ): Số vốn đầu tư vào thị trường dữ liệu và điện toán đám mây tại Việt Nam ngày càng lớn đã phần nào thể hiện tham vọng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm công nghệ số (digital hub) thứ tư ở châu Á, sau Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản.

Đua giành vị trí “trái tim dữ liệu châu Á” (Song Hảo): Nhiều trung tâm dữ liệu đang mở ở Greater Tokyo khi các hãng công nghệ toàn cầu rời Trung Quốc để bảo đảm an ninh dữ liệu và tránh vạ bay từ căng thẳng Mỹ – Trung.

Lãnh đạo thực thi kinh doanh trong thời đại số (Lê Hoài Ân – Trần Thị Phúc Hậu): Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh, các lãnh đạo thực thi luôn phải nâng cao năng lực, từ việc xác định và lựa chọn khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện hữu, cho đến việc thay đổi mô hình kinh doanh và mô hình bán hàng phù hợp từng thời kỳ.

Bảo vệ “nỏ thần” của doanh nghiệp (Nguyễn Ngô Thành Danh – Nguyễn Thái Hải Lâm): Làm thế nào bảo vệ các thông tin có giá trị khỏi sự dòm ngó của bên ngoài là mối lo ngày càng lớn của doanh nghiệp trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

Chế tài nào đối với việc sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép? (Nguyễn Triệu Xuân Nhi): Một số người có ảnh bị đăng trên các nền tảng mạng xã hội mà không được hỏi ý kiến thường chọn cách xử lý kiểu dĩ hòa vi quý: “gửi yêu cầu gỡ bỏ ảnh”. Nhưng cách ứng xử này vô hình trung khiến tình trạng “một tấm ảnh cả nhà dùng” trái phép càng khó giải quyết hơn.

Việc khẩn nhưng lẽ ra phải làm từ lâu! (Mục Nhĩ): Chưa đầy một ngày sau khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi vào hoạt động, Công an tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc gửi UBND tỉnh đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông tại đầu ra cao tốc này. Có vẻ như tình trạng ùn tắc từng xảy ra với nhiều cao tốc khác vẫn chưa được lấy làm bài học kinh nghiệm.

Đứng trước viễn cảnh dân số già (Nguyễn Minh Thanh): Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam đang lùi dần vào quá khứ cùng với sự xuất hiện cụm từ “dân số già” trong mối bận tâm của các nhà làm chính sách.

Muôn nẻo bánh mì (Nguyễn An Nam): Chắc hẳn người Pháp đầu tiên đưa chiếc bánh mì baguette vào đất nước nhiệt đới gió mùa đã không thể ngờ rằng việc làm đó đâu chỉ dừng lại ở câu chuyện mang theo một món ăn, một thứ lương thực, mà đã gieo vào vùng đất lạ một cội rễ văn hóa.

Đọc… để làm gì? (Lê Hữu Huy): Thói quen đọc sách là một chủ đề được khảo sát. Nghiên cứu ở Singapore rất đáng lưu tâm trong việc tìm ra giải pháp ứng phó với những phát sinh khi công nghệ đi vào cuộc sống và làm thay đổi nhiều thói quen của con người.

Tản mạn Hàng xóm dễ thương của Phú Thành.

Các đề tài kinh tế thế giới:

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đứng trước nạn đói kim loại (TS. Nguyễn Thành Sơn): Nền kinh tế toàn cầu đang có nhu cầu lớn về tiêu dùng khoáng sản, đặc biệt là các loại khoáng sản quý hiếm. Nhân loại ngày càng sùng bái tiêu dùng và ngành khai khoáng đang trở thành con tin cho nhu cầu đó.

Chính sách tiền tệ của Trung Quốc và tác động đến các nền kinh tế láng giềng (TS. Đinh Trường Hinh): Tìm hiểu cách Trung Quốc thiết lập chính sách tiền tệ sẽ giúp các nước bên cạnh có những chính sách đúng và phù hợp cho sự tăng trưởng kinh tế của mình.

Doanh nghiệp phương Tây ngày càng khó rời Nga (Song Thanh): Tuy nhiều công ty đa quốc gia tuyên bố rời khỏi thị trường Nga, nhưng sau 14 tháng, chỉ một phần nhỏ thực sự làm được điều này.

Già hóa dân số, Trung Quốc giờ phải dựa vào “lợi tức nhân tài” (Lạc Diệp): Trước tình trạng già hóa dân số, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và kỳ vọng việc bùng nổ nhân lực chất lượng cao là động lực mới cho phát triển nền kinh tế nước này.

Khi Hollywood vừa sợ vừa muốn dùng AI (Nguyễn Vũ): Giới làm phim không kỳ vọng vào AI như một công cụ sáng tạo, họ dùng chúng để tiết kiệm thời gian, giúp làm phim nhanh hơn, rẻ hơn…

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2023
Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2023

Giá GMM

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU6552614266316
Liên kết: Phấn phủ nén trong suốt kiềm dầu Oil Control Water Blotting Compact fmgt The Face Shop