Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2024

KTSG Số 18-2024: Mảng xám bức tranh lợi nhuận và rủi ro từ tỷ giá(KTSG) – Với dư nợ tín dụng ngoại tệ trong nền kinh tế chiếm 4,3% tại thời điểm cuối năm 2022, nếu tỷ trọng này giữ nguyên thì dư nợ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2024

KTSG Số 18-2024: Mảng xám bức tranh lợi nhuận và rủi ro từ tỷ giá

(KTSG) – Với dư nợ tín dụng ngoại tệ trong nền kinh tế chiếm 4,3% tại thời điểm cuối năm 2022, nếu tỷ trọng này giữ nguyên thì dư nợ tín dụng ngoại tệ cuối năm 2023 vào khoảng hơn 580.000 tỉ đồng. Cứ 1% tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng tăng thêm, các doanh nghiệp có thể ghi nhận lỗ tỷ giá hơn 5.800 tỉ đồng. Đây là chưa tính đến các khoản nợ ngoại tệ mà các doanh nghiệp trong nước vay của các định chế tài chính quốc tế.

Đừng xem nhẹ chuyện dân số (mục Ý kiến): Tổng tỷ suất sinh năm 2023 của Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, giảm so với mức 2,01 của năm trước đó và dưới mức sinh thay thế 2,1. Điều đáng báo động là một số địa phương có tỷ suất sinh thấp ở mức bình quân của cả nước, đòi hỏi cần có những biện pháp khuyến khích để duy trì dân số ổn định.

Nhiều thách thức trong đào tạo nhân lực bán dẫn (An Nhiên): Việt Nam đang hướng đến mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030. Tuy nhiên, thực tế đào tạo nhân lực bán dẫn ở các trường đại học đang gặp nhiều thách thức và cơ hội việc làm cũng là vấn đề đặt ra khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này vô cùng căng thẳng.

TS. Huỳnh Thanh Điền: Đường đi thông minh của kiều hối (Hoàng Hạnh): “Dòng tiền sẽ tìm đến các địa chỉ đầu tư hiệu quả nhất. Chỉ cần đưa ra các dự án có tỷ suất sinh lời cao và an toàn, chúng ta sẽ không sợ thiếu tiền đầu tư phát triển thành phố”, TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL (Lê Anh Tuấn): Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng ĐBSCL được quan tâm như gần một thập kỷ qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức.

Thấy gì qua các phiên đấu thầu vàng miếng SJC gần đây? (Thụy Lê): Hiện nay, với mức giá trong nước cao và giữ chênh lệch lớn so với giá thế giới, lực cầu cũng đã suy yếu vì sợ rủi ro. Vì vậy, có lý do để các doanh nghiệp lo ngại sẽ không tiêu thụ kịp lượng vàng nếu mua thành công từ Ngân hàng Nhà nước.

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam theo thời gian (Huỳnh Thế Du – Nguyễn Xuân Thành): Bài viết tóm tắt chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam qua từng giai đoạn. Kết quả cho thấy, các chính sách muốn thị trường vàng hoạt động theo ý chí chủ quan của Nhà nước đã không phát huy tác dụng. Thị trường vàng trên thực tế hoạt động theo quy luật cung cầu và gắn với những vấn đề kinh tế vĩ mô.

“Chóng mặt” với thông tin liên quan đến KRX! (Thanh Thủy): Các vị thế ngắn hạn được khuyến nghị chưa vội gia tăng tỷ trọng trong khi vị thế trung và dài hạn vẫn nên kiên trì nắm giữ đợi đến giá mục tiêu với các cổ phiếu có nền tảng và triển vọng kết quả kinh doanh tích cực.

Mảng xám bức tranh lợi nhuận và rủi ro từ tỷ giá (Triêu Dương): Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn điều chỉnh như hiện nay, kết quả kinh doanh quí 1-2024 được xem là một trong những động lực quan trọng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, kết quả nhìn chung cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp không thật sự quá khởi sắc như kỳ vọng trước đó.

Chịu không ít áp lực, yếu tố nào sẽ hỗ trợ kìm hãm lãi suất? (Triệu Minh): Đã có một số nhận định cho rằng xu hướng lãi suất đi lên sẽ còn tiếp tục, cũng như không loại trừ khả năng NHNN có thể tăng lãi suất điều hành trở lại, như là một giải pháp để kiềm chế sự mất giá của tiền đồng. Dù vậy, vẫn có không ít yếu tố có thể giúp kìm hãm đà đi lên của lãi suất. Đó là gì?

Luật về trí tuệ nhân tạo và tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc (Nguyễn Ngọc Phương Hồng – Lưu Minh Sang): Trung Quốc đang tiến tới giai đoạn định hình đạo luật về AI sau một kế hoạch bài bản hướng đến việc cân bằng giữa chính sách khuyến khích phát triển và điều tiết rủi ro. Đây có thể là một trong những đạo luật có tác động rất lớn đến chính sách, pháp luật toàn cầu nhằm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến AI.

Hệ quả pháp lý khi bên mời thầu quyết định hủy thầu… (Trần Ngọc Đan Trâm): Trong thực tế hiện nay, bên mời thầu thường tùy tiện trong việc hủy thầu. Cũng có trường hợp bên mời thầu hủy thầu vì lý do chính đáng nhưng pháp luật lại chưa ghi nhận trường hợp đó được phép hủy thầu.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại doanh nghiệp: lo “mất bò”, “làm chuồng” không dễ? (Đào Trọng Khôi – Nguyễn Thanh Nghiệp – Nguyễn Kiên Cường): Trong thời đại kinh tế số hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thu thập được lượng dữ liệu khách hàng đáng kể. Tuy nhiên, việc bảo vệ các dữ liệu giá trị này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đến từ chính nhận thức của các doanh nghiệp cũng như những hạn chế của khung pháp lý hiện hành.

Việt kiều sẽ được mở rộng quyền tiếp cận bất động sản (Trần Thanh Tài – Lê Thanh Duy): Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đất đai năm 2024 là đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mở rộng quyền tiếp cận đối với việc sử dụng đất tại Việt Nam. Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Nhà phát triển nội dung đang định hình hành vi mua sắm (Trịnh Minh): Trong hai ngày vị CEO của Apple – Tim Cook – sang thăm Việt Nam, ông đã đăng tải bài viết về cuộc gặp gỡ với bốn nghệ sĩ, người nổi tiếng. Trong đó có ba người có ảnh hưởng ở lĩnh vực nghệ thuật và một nhà phát triển nội dung về chủ đề công nghệ – YouTuber Duy Thẩm. Không phải ngẫu nhiên mà Tim Cook dành thời gian với một YouTuber.

Cách mạng công nghiệp từ 1 đến 4 (Thiên Kim): Đây có lẽ là thời điểm để nhìn lại khái niệm cách mạng công nghiệp, cũng như lịch sử của nó, để hiểu rõ hơn tại sao chúng ta lại trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi hoàn toàn xã hội loài người.

Khi AI ra sức “vơ vét” tài nguyên tri thức trên Internet (Nguyễn Lương Sỹ): AI đã mang đến vô vàn tiện ích cho những người nắm bắt công nghệ. Từ viết lách, vẽ vời, lên ý tưởng đến lập kế hoạch… AI tạo sinh đã và đang hỗ trợ đắc lực cho việc tối ưu hóa sức lao động của con người. Vậy nhưng, vô vàn rủi ro cũng theo đó rình rập phát sinh, đặc biệt khi liên quan đến vấn đề bản quyền.

Từ chuyện cho thuê “mặt bằng” trên… mạng (Khánh Hưng): Việc lập trang, lập nhóm trên các nền tảng mạng xã hội để kiếm tiền là một điều tốt, phù hợp với xu thế hiện tại. Nhưng một khi xem đây là một “nghề” để mưu sinh thì mỗi người chủ nhóm/trang cần có trách nhiệm. Bởi lẽ, mạng xã hội bây giờ không còn là sân “chơi” đơn thuần, nó là cuộc sống, là những người thật và họ có thể bị lừa đảo tại đây!

AI “phi đạo đức”: ám ảnh hay hiện thực? (Song Nghi): Bên cạnh những ứng dụng mang lại lợi ích lớn lao cho nhân loại, một nỗi lo ngại khác cũng đang hiện rõ hơn: AI tạo ra những nội dung “phi đạo đức” từ những mô hình ngôn ngữ không bị kiểm duyệt.

Doanh nghiệp giải thể – tìm ai đòi nợ? (Đỗ Đức Anh): Hiện có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc ai sẽ trả nợ nếu doanh nghiệp giải thể, dẫn đến các vụ cãi vã, thậm chí đưa nhau ra tòa. Tuy nhiên, có căn cứ pháp lý để yêu cầu những người quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ khi doanh nghiệp giải thể.

Thích ứng với AI vì tương lai bền vững (Dạ Lê): Các chuyên gia đã đưa ra nhiều cảnh báo khi chứng kiến tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn của AI, như nguy cơ AI đưa ra những câu trả lời sai một cách thuyết phục, đặc biệt sự xuất hiện của hình thức dữ liệu “deepfake” do AI tạo ra và kêu gọi xây dựng các quy định về sử dụng AI dựa trên những nguyên tắc phổ quát về nhân quyền, tính bền vững, mức độ minh bạch và năng lực quản trị rủi ro.

Câu chuyện của một con người không ngừng cố gắng (Đoàn Tuấn Anh): Còn hơn một cuốn hồi ký, tác phẩm Loan – Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng của nhà văn mang hai dòng máu Việt – Pháp Isabelle Müller (NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành, Trương Hồng Quang chuyển ngữ) đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về niềm hy vọng và thông điệp không ngừng cố gắng…

Nền khoa học coi nhẹ lý thuyết: Xây lâu đài trên cát mỏng (Lâm Nghi): Lý thuyết phản ảnh tư duy logic hệ thống và khả năng khái quát hóa các tri thức, tìm ra quy luật chung của các sự vật. hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, làm nền tảng cho các ứng dụng thực tiễn đáp ứng nhu cầu của con người. Một xã hội không có khả năng tư duy này sẽ không thể nào phát triển được.

Lỡ mất kết nối – Đừng vội buông! (Minh Thảo): Việc cha mẹ kiểm soát quá mức, áp đặt con cái làm theo ý mình và thiếu sự sẻ chia là những nguyên nhân làm gia tăng những mâu thuẫn, khoảng cách… Khi không tìm ra được tiếng nói chung, nhiều người trẻ dần mất đi sự kết nối với cha mẹ nhưng chuyện gia đình ruột rà đâu dễ nói bỏ là bỏ. Vậy chúng ta sẽ tái kết nối chứ? Chắc rồi và phải học.

Cà phê… luận! (Trần Thanh Bình): Ngày Chủ nhật, giở xem lại mấy bài viết cũ. Bỗng tìm thấy một bài báo đăng ở mục sổ tay kinh tế vào cuối năm 1994, với tựa đề “Ấm lạnh với cây cà phê”. 30 năm qua, lại nghĩ và luận ra nhiều điều, khi giá cà phê bây giờ đang ở… mức đỉnh!

Bạn Bình (Phú Thành): Mới xuống Cà Mau, giang hai cánh tay giữa rừng tràm lộng gió lại thấy Bình lên núi, giăng chiếc lều bên bờ suối. Mau và nhẹ như một cánh chim…

Mừng gỡ được những “nút thắt cổ chai” (Tường Nghi): Một số con đường vừa rộng vừa đẹp được Nhà nước đầu tư hàng chục, hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhưng lại bị tắc nghẽn vì “nút thắt cổ chai” khiến con đường gần như mất tác dụng và hết sức lãng phí. Đáng tiếc và khó hiểu hơn là thời gian gỡ những “nút thắt cổ chai” này có khi kéo dài đến hàng chục năm.

Hết thời visa đầu tư (Nguyễn Vũ): Phong trào các nước châu Âu đua nhau cấp visa cho người có tiền, muốn dùng chính sách nhập cư để tăng thu ngân sách nay đang chững lại. Một trong những lý do là tiền người giàu rót vào làm tăng giá mọi thứ, nhất là giá nhà cửa, tạo nên sự bất mãn của người dân địa phương.

Nhà đầu tư lo ngại về những khoản chi khổng lồ cho AI (Lạc Diệp): Những dòng vốn khổng lồ trị giá nhiều tỉ đô la mà các tập đoàn công nghệ hàng đầu đổ vào trí tuệ nhân tạo AI hiện đang khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại, mất dần sự kiên nhẫn.

Ván cược tỉ đô của Mỹ vào ngành bán dẫn (Song Thanh): Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy sự phục hồi của ngành công nghiệp bán dẫn. Hàng tỉ đô la đã được cam kết chi ra, để thu hút các công ty hàng đầu thế giới thiết lập cơ sở sản xuất tại Mỹ.

 Mời bạn đọc đón xem!

 
     

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2024
Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 18-2024

Giá FAC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-05-02 14:31:15
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU4212734155657
Liên kết: Mặt nạ thuần chay Collagen nguyên chất cải thiện đàn hồi da At Home Aesthetics Original Collagen Mask The Face Shop