Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt và có thể phân chia (thông qua sự phân bào) để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn. Chúng được tìm thấy trong các sinh vật đa bào. Ở động vật có vú, có hai loại tế bào gốc: tế bào gốc phôi (Embryonic stem cell), được phân lập từ khối lượng tế bào bên trong của phôi nang, và tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cell), được tìm thấy trong các mô khác nhau. Trong các sinh vật trưởng thành, tế bào gốc và các tế bào tiền thân đóng vai trò như một hệ thống sửa chữa cho cơ thể, chúng thay thế và bổ sung các tế bào lão hoá hoặc bị hư hại ở người trưởng thành. Trong phôi đang phát triển, tế bào gốc có thể biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt - ngoại bì, nội bì và nội mạc tử cung (xem các tế bào gốc đa năng) - nhưng cũng duy trì số lượng tế bào của các cơ quan tái tạo, chẳng hạn như máu, da, hoặc các mô ruột. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tế_bào_gốc)
Có ba nguồn được biết đến của các tế bào gốc trưởng thành tự thân ở người:
+ Tủy xương, được lấy từ phương thức khoan vào xương (điển hình là xương đùi hay xương chậu).
+ Mô mỡ (tế bào mỡ) được lấy bằng phương pháp hút mỡ.[cần dẫn nguồn]
+ Máu, trong đó máu được rút ra từ người hiến tặng (tương tự như hiến máu), đi qua máy tách chiết các tế bào gốc và trả lại các phần khác của máu cho người hiến.