Thư Giãn Và Nhận Biết - Pháp Thiền Chánh Niệm Cho Tâm Sáng Tỏ, Tự Tin Và Trí Tuệ
Mục đích của cuốn sách mỏng này là để giúp các thiền giả thực hành theo phương pháp nguyên thuỷ mà Đức Phật đã giảng dạy – một tiến trình khảo nghiệm bản chất của thực tại, không chỉ trong những thời thiền toạ hàng ngày mà còn trong mỗi khoảnh khắc của đời sống thường nhật.
“Thiền quan trọng tới mức mà chúng ta cần thực hành trong mọi lúc”, Sayadaw U Tejaniya thường nói như vậy. Vị thiền sư hiện đại đến từ Miến Điện này là người đang giảng dạy cách dùng chính những khoảnh khắc bình thường nhất của đời sống hàng ngày làm nhiên liệu cho sự tỉnh thức.
Thật là một cống hiến tuyệt diệu của Sayadaw U Tejaniya khi trao tặng một phương pháp rõ ràng và thiết thực để sống tỉnh thức, liên tục học hiểu thêm về bản chất tự nhiên của thân và tâm, và cho phép chúng ta, vào mọi lúc, soi xét tận nguồn gốc vi tế nhất của hạnh phúc và đau khổ của chính m.ình.
Đó là một phương pháp để khai sáng con người khi họ đang giặt đồ, đi thang cuốn, trò chuyện với người khác, uống trà, hay đơn giản chỉ là hít thở một hơi trong nhận biết. Theo cách này, mỗi một hoạt động sống, dù nhỏ đến đâu, cũng có thể soi tỏ cách chúng ta tự tạo ra đau khổ như thế nào và nhờ đó ta biết làm sao để dừng lại.
Ba mươi mốt bài hướng dẫn thiền hàng ngày trong sách này dựa trên các bài hướng dẫn mà Sayadaw dùng để bắt đầu một ngày mới trong các khoá thiền. Mục tiêu là làm thấm sâu các thói quen lành mạnh của việc nhận biết và thẩm sát liên tục để mọi người có thể mang chúng về nhà một cách tự nhiên sau khi khoá thiền kết thúc. Chính trong việc áp dụng quá trình này vào từng hoàn cảnh riêng biệt của từng đời sống cá nhân mà sự tiến bộ thực sự xảy ra.
_Doug McGill
Trích đoạn sách hay:
CON ĐƯỜNG CỦA TRÍ TUỆ
Nguyên tắc 1 - Nỗ lực đúng : Kiên trì một cách thư giãn
… Trong lời dạy của Đức Phật, suy nghĩ được coi là giác quan thứ sáu. Mỗi khi có một cảm giác được tiếp nhận, một “giác quan” — tức một “cánh cửa” cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm) — tiếp xúc với một đối tượng (cảnh tượng, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, suy nghĩ). Mỗi sự tiếp xúc ở mỗi giác quan khởi sinh một khoảnh khắc của ý thức, khi đó đối tượng được nhận biết.
Nỗ lực dành cho việc duy trì nhận biết không đòi hỏi quá nhiều năng lượng. Không khó để nhận biết, chỉ khó để nhận biết liên tục! Bạn không cần phải hay biết mọi chi tiết về trải nghiệm của m.ình. Chỉ cần tỉnh giác và hay biết về điều mà bạn đang nhận biết.
Có một điều quan trọng, là bạn không nên ráng sức, chẳng hạn như cố gắng để tập trung vào một đối tượng hay cố tạo ra một trạng thái tâm dễ chịu. Nỗ lực thái quá khiến chúng ta kiệt sức. Hãy bảo tồn năng lượng để bạn có thể duy trì thực hành trong suốt cả ngày…
Nguyên tắc 2 - Cái thấy đúng : Tâm là tự nhiên, không phải “Tôi”
… Tâm không phải là một bản thể (self). Tâm không mang tính cá nhân, không phải tôi, hay của tôi. Không có ai ở đó. Đây là góc nhìn đúng, và ta thực hành là để ngộ ra điều đó.
Góc nhìn đúng cần có mặt trong tâm thậm chí còn trước cả sự nhận biết, bởi nếu sự nhận biết thiếu góc nhìn đúng, bạn sẽ bị dính mắc vào tham, sân và si. Khi ta nhìn thật rõ vào “điều đang là” bằng cách thực hành nhận biết với góc nhìn đúng, trí tuệ bắt đầu nảy nở. Điều này khởi sự cho ta hình dung rõ ràng về cách mà mọi thứ đang là, vốn là bản chất của thực tại mà Đức Phật đã chỉ rõ. Đây là cách để phát triển góc nhìn đúng.
Thế giới quan đã bị điều kiện hoá và quán tính hoá của ta cho rằng tiến trình của tâm và thân này là “tôi”. Tôi đang nhìn “tôi”. Tôi biết “tôi”. Nhưng, ta không thể thiền để phát triển trí tuệ với góc nhìn này được. Nếu ta coi thân hay tâm là “tôi”, thì tham, sân và si sẽ khởi lên. Nếu ta nghĩ rằng m.ình đang có một trải nghiệm tốt đẹp, ta sẽ bắt đầu dính chấp vào trải nghiệm đó và cố tạo ra thêm những điều tương tự; đó là tham. Nếu ta cho rằng m.ình đang có một trải nghiệm tồi tệ, ta sẽ khởi sự chối bỏ nó, né tránh nó, hoặc đẩy nó ra xa; đó là sân. Nếu tâm bị phân tán và bỏ lỡ mọi thứ, hoặc bận rộn lý giải và bào chữa cho những ham muốn hay ghét bỏ của ta, đó là si…
Tác giả:
Sayadaw U Tejaniya là thiền sư người Miến Điện nổi tiếng với phương pháp dạy thiền hiện đại và sáng tạo. Nhờ được học thiền vipassana từ nhỏ với cố thiền sư Shwe Oo Min, nên khi đến tuổi trưởng thành và phải đối diện với cá đợt sóng phiền não của đời sống thế tục, Ngài đã áp dụng thiền vào việc thẩm sát, thấu hiểu và vượt qua chúng. Các tiếp cận của Ngài vì thế không đặt nặng các hình thức thiền toạ hay thiền hành, mà nhấn mạnh vào tâm nhận biết nhẹ nhàng, liên tục trong mọi tình huống của đời sống thường nhật. Ngài chính thức xuất gia năm 1996 và hiện đang giảng dạy tại trung tâm thiền Shwe Oo Min tại Yangon, Myanmar.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức |
---|---|
Nhà xuất bản | NXB Dân Trí |
SKU | 7676711575902 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng