Thương hoài ngàn năm của Võ Phiến được Bút Nghiên in lần đầu năm 1962, đến năm 1971 cuốn sách được in lần thứ tư do Trí Đăng xuất bản. Số lần tái bản này cho thấy sức hấp dẫn, sự quan tâm của độc giả đối với một nhà văn quan trọng của miền Nam thời kỳ đó. Tác phẩm gồm có ba truyện, không thấy ghi thuộc thể loại gì, điều khá lạ lùng so với một nhà văn rất có ý thức về văn học và đã từng biên soạn công trình Tiểu thuyết hiện đại (1963) như Võ Phiến. Trong ba truyện, ngoài Viết thư buổi trưa chỉ dài 21 trang, còn hai truyện Thương hoài ngàn năm và Đến khi ma chết đều dài hơn 50 trang, tính ra còn dài hơn cả Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản mà nhiều người cho là các tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thương hoài ngàn năm được viết trong giai đoạn rất sôi nổi của sự nghiệp văn chương Võ Phiến với hàng loạt sáng tác từ tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút. Ông cũng nghiên cứu các trào lưu văn nghệ mới ở phương Tây và dịch khá nhiều tác phẩm hiện đại. Các tác phẩm của Võ Phiến trong giai đoạn này là những trái chín trong phong cách sáng tác của ông. Ông đi sâu quan sát con người một cách thật tinh tế, cả diện mạo bề ngoài lẫn chiều sâu tâm hồn. Đọc ông, ta thấy hình như mỗi nhân vật đều được lột trần đến tận cùng, từ ánh mắt, dáng đi thật riêng biệt, sống động cho đến những cảm xúc, tâm tình sâu thẳm trong con người họ, dù cho đó là người dân quê hay trí thức, thị dân, vì thế không phải ngẫu nhiên khi ông được mệnh danh là người chuyên “chẻ sợi tóc ra làm tư”.
Cả ba truyện trong Thương hoài ngàn năm đều viết về những con người bình thường ở làng quê lẫn ở thành thị, nói họ là những người tầm thường cũng không sai, nhưng đời sống bên trong của họ qua ngòi bút của Võ Phiến không yên ổn chút nào, vẫn đặt ra những vấn đề muôn thuở của con người, của thời đại.
Truyện Thương hoài ngàn năm viết về gia đình ông Nghĩa, giữ chức “đoàn thập”, theo Võ Phiến đó là “một chức tước còn nhỏ hơn trùm xóm, không có quyền lợi gì”, “chỉ ‘chịu trách nhiệm’ suông về mười người dân vậy thôi”. Ông có bốn cô con gái, nhưng ba cô đầu không phải là con ruột của ông mà là con của vợ ông với lý trưởng làng An Quý. Ba cô đều sống khá bản năng. Cô Hồng năm mười tám tuổi thì chửa hoang. Cô Hoàng sau khi người chồng giáo viên mắc bệnh thương hàn thì thông dâm với người trai cày của cha mình, bị chồng cắt tóc, “cô đâm liều, giao du thân mật với rất nhiều người con trai”. Còn cô Thanh cũng không thua kém hai cô chị. Qua đời sống tình dục của ba cô gái này, có thể thấy một chút gì đó của phân tâm học trong ngòi bút của Võ Phiến.
Truyện Viết thư buổi trưa ghi nhận lại một cách rất tinh tế cảm xúc của một chàng trai trẻ đang yêu, nó khiến người ta sung sướng, dịu dàng hơn. Chàng trai bỗng cảm thấy rộn ràng trước những hoạt động bình thường của cuộc sống thường ngày, mọi việc như rạng rỡ, khác thường hơn.
Truyện Đến khi ma chết cho thấy cuộc sống quay cuồng của một thành phố lớn. Nhịp sống ở đó không dành chỗ cho những cảm xúc quen thuộc, cho đời sống tâm linh. Con người luôn bận rộn với công việc đến nỗi không còn có thể cô đơn, riêng tư được nữa. Tới mức một con ma cũng không thể tồn tại ở đó, cũng không thể nhát được ai.
Mới đọc Võ Phiến, ta dễ liên tưởng đến giọng điệu của các cây bút hiện thực phê phán giai đoạn 1932-1945 khi ông mang cái nhìn khá bi quan, lạnh lùng trong miêu tả nhân vật, nhất là những chuyện tiêu cực, những thói hư, tật xấu, lối sống bản năng của con người. Đôi khi trong giọng văn của ông còn có chút gì đó mỉa mai, cay độc nữa. Nhưng đọc kỹ Võ Phiến, ta mới thấy nhà văn vẫn tha thiết với con người, với tình yêu. Trong truyện Thương hoài ngàn năm chẳng hạn, Võ Phiến miêu tả ông Nghĩa gần như là một người đần độn, xấu xí đủ điều. Nhưng qua Bạch, cô con gái ruột của ông, qua cách đối xử của ông Nghĩa với Bạch, qua ánh nhìn của người cha với đứa con của mình, ta có thể thấy mối cảm tình của Võ Phiến đối với người đàn ông chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, trong cuộc sống này. Và đời sống tình dục mang tính bản năng của ba cô Hồng, Hoàng, Thanh khiến chúng ta chán ngán, nhưng tình yêu của Bạch đối với Đăng dù chỉ qua một tiếp xúc thể xác ngẫu nhiên, nhưng là “tình trong giây phút mà thành thiên thu”, khiến chúng ta lại tin tưởng vào tình yêu, vào con người.
Được viết đã hơn nửa thế kỷ, nhưng xem ra Thương hoài ngàn năm không hề cũ, bởi chúng ta vẫn cần phải đi sâu tìm hiểu con người, bởi những cảm xúc trong tình yêu, bởi những vấn đề của đô thị và cả cuộc sống bản năng nữa, những vấn đề đó không bao giờ cũ.
Cách đây mấy năm, tác phẩm của Võ Phiến từng trở lại với bạn đọc Việt Nam qua tập tùy bút Quê hương tôi (dưới bút hiệu Tràng Thiên, một trong số nhiều bút hiệu của Võ Phiến). Với Thương hoài ngàn năm, độc giả hôm nay có thêm cơ hội được biết thêm một Võ Phiến khác ở sở trường truyện ngắn, qua đó, sẽ càng thấy rõ hơn sự nghiệp sáng tác phong phú trải dài mấy thập niên của nhà văn gốc Bình Định này.
Chúng tôi cũng hy vọng, nhờ tập truyện này, cùng với sự trở lại của nhiều tác giả vang danh khác, chúng ta sẽ dần có cái nhìn trọn vẹn và kỹ lưỡng hơn về đời sống văn học đô thị miền Nam thế kỷ trước.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 144 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 2805937719561 |
bestbooks.vn fahasa nhà sách nhà sách fahasa fahasa nhà sách tiki nhã nam sách nguyễn nhật ánh không gia đình đất rừng phương nam người truyền ký ức búp sen xanh sach.van hoc ký ức vĩnh cửu higashino keigo 1367 agatha christie trâm tiểu thuyết ngôn tình trung quốc diệp lạc vô tâm tiểu thuyết ngôn tình đông cung ngôn tình hai số phận bắt trẻ đồng xanh thiên tài bên trái kẻ điên bên phải từ điển tiếng em trăm năm cô đơn cánh đồng bất tận liêu trai chí dị