Được viết rải rác trong quãng thời gian mười năm, tác phẩm mô tả cuộc đời và tác phẩm của ba đại văn hào: Balzac, Dickens và Dostoevsky – các tiểu thuyết gia vĩ đại khắc họa lên thế gian này. Stefan Zweig coi Balzac, Dickens, và Dostoevsky là những kiệt tác gia tột bậc của thế kỷ mười chín. Tiểu thuyết gia trên phương diện đề cao đó, phải được trời phú cho tài năng bách khoa, người nghệ sỹ vạn năng có thể gây dựng nên vũ trụ để đưa những con người mà ông ta nhào nặn vào đó, ban cho nó luật hấp dẫn mà chỉ áp dụng với mình nó, và cả khung trời lấp lánh được điểm tô bằng những hành tinh và tinh cầu. Mỗi hình tượng, mỗi biến cố trong thế giới ấy đều in dấu cá tính tác giả, chúng không chỉ trở thành những dấu hiệu điển hình cho ông mà còn cho cả chúng ta nữa.
Theo Stefan Zweig, tác giả để cá tính của mình thấm đẫm lên nhân vật và sự kiện, khiến cho chúng có sức sống đáng kinh ngạc, đến nỗi ta gọi tên những cá nhân trong đời thực là “hình mẫu Balzac,” “hạng người Dickens”, “bản tính Dostoevsky.” Những nghệ sỹ ấy đã xây đắp nên quy luật và quan niệm về cuộc sống thông qua những nhân vật trên trang sách, để giúp ta có được bức tranh tổng thể thống nhất, và trao cho ta hình dung về một thế giới hoàn toàn mới lạ. Mục đích của tác trong nghiên cứu này là chỉ ra nét tương đồng ẩn sau những quy luật và quá trình hình thành nên nhân vật ấy, để khắc họa “Tâm lý học của Tiểu thuyết gia”.
Mỗi tiểu thuyết gia Stefan Zweig lựa chọn đều tự mình nhào nặn nên thế giới riêng: Balzac, thế giới xã hội; Dickens, thế giới gia đình; Dostoevsky, thế giới dành cho cái Tôi và cái Chung. So sánh chúng với nhau chỉ là để làm sáng tỏ nét khác biệt giữa những thế giới đó. Mà chủ đích của tác giả không phải là nhằm đánh giá nét khác biệt, cũng chẳng phải là để nhấn mạnh thêm tố chất dân tộc bên trong người nghệ sỹ, kể cả là trên tinh thần đồng cảm hay ác cảm. Bản thân mỗi nhà sáng tạo vĩ đại đều là một thể thống nhất, với ranh giới và sức hút đặc trưng của riêng họ. Mà chỉ có duy nhất một sức hút đặc trưng trong từng tác phẩm mà thôi, tuyệt đối chẳng có thang đo nào đánh giá đúng mực được.
***
BA BẬC THẦY BALZAC * DICKENS * DOSTOEVSKY
Stefan Zweig
Nguyễn Tuấn Bình dịch
Sách do Công ty TNHH Bình Book và NXB Tri Thức liên kết phát hành
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 13cmx20,5cm
Bìa mềm
Số trang: 398 trang
Khối lượng: 200gr
***
Stefan Zweig (1881 – 1942) là nhà văn, nhà soạn kịch, nhà báo và người viết tiểu sử người Áo. Trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, quãng những năm 1920-30, ông là một trong những nhà văn được biết đến nhiều nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới.
Trong hồi ký, ông chia sẻ “quãng ba năm 1919, 1920, 1921, ba năm khó khăn nhất sau chiến tranh của nước Áo, tôi đã sống chôn mình ba năm đó ở Salzburg, và thật ra đã từ bỏ hy vọng được nhìn lại thế giới một lần nữa. Sụp đổ sau chiến tranh, sự căm thù ở nước ngoài đối với tất cả người Đức và người viết tiếng Đức.” Đó là thời điểm Đệ Nhất Thế Chiến vừa kết thúc. Ông “bắt tay vào thực hiện bộ sách đồ sộ Baumeister der Welt chính vì muốn mình bận rộn trong nhiều năm.” Và thế là tập đầu tiên Ba Bậc Thầy trong bộ đó ra đời vào năm 1919, khắc họa chân dung ba đại văn hào: Balzac – Dickens – Dostoevsky.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Bình Book |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 398 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 6960867264006 |
art art book phấn khối hồ chí minh hồ chí minh toàn tập lý minh tuấn khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius kinh dịch thu giang nguyễn duy cần câu chuyện thực phẩm nhã nam nhượng tống rong chơi miền chữ nghĩa lịch sử nghệ thuật quốc văn giáo khoa thư sách đảo mộng mơ - ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tô hoài nghệ thuật đánh cắp ý tưởng the magic - phép màu tiki trading sach.van hoc thiên tài bên trái kẻ điên bên phải vũ trọng phụng tây du ký kim dung haruki murakami nhà giả kim kẻ trộm sách văn học việt nam