Tố thư là cuốn sách tương truyền do vị Tiên nhân Hoàng Thạch Công truyền lại cho Trương Lương để giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang bình định thiên hạ, lập nên nhà Hán. Tuy chỉ có vẻn vẹn 139 câu, 1.360 chữ, nhưng Tố thư vô cùng cô đọng, súc tích, mỗi câu mỗi chữ đều là danh ngôn trí tuệ được cổ nhân tích lũy bao đời này. Những kiến thức trong sách không chỉ có tác dụng trên chiến trường hay trị quốc bình thiên hạ mà còn rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, từ cách đi lại, làm việc đến đối nhân xử thế.
Lời văn của Tố thư giản dị nhưng thâm thúy, mang đậm màu sắc vô vi của đạo Lão – Trang. Trương Lương nhờ có Tố thư mà thành danh, Lưu Bang nhờ có Trương Lương mà lập nên được đại nghiệp kéo dài 400 năm. Vì giá trị to lớn đó, Tố thư còn được mệnh danh là Thiên thư, tức sách trời.
Với giá trị của mình, Tố thư đã sớm trở thành cuốn sách được lưu truyền và trân trọng qua nhiều thế hệ. Tuy đã ra đời cách nay hơn 2.000 năm nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng những gì được viết trong Tố thư vào cuộc sống hiện đại.
----
Trích đoạn sách:
Người mưu sự lớn phải hiểu lẽ mỗi vật trong đời đều có cái Đức của nó. Bản thân mình cũng có cái Đức của mình. Phận sự duy nhất là phải hiểu rõ cái Đức nơi mình và gìn giữ nó cho toàn thiện và đầy đủ. Đức mà đầy đủ thì tự khắc ứng hiện ra ngoài thiên hạ nhờ đó mà tự cảm tự hóa, không cần phải cố cưỡng mà vẫn được như ý mình. Ngọn lửa không cố tỏ ra nóng và sáng, nước không cố gắng tìm về chỗ trũng, con hổ không cố gắng để trở thành chúa sơn lâm… làm việc thuận theo cái Đức của mình thì tự khắc thành công và được như ý muốn của mình.
(Trích Tố thư, chương 1, trang 33)
Muôn loài trong trời đất đều chỉ muốn sinh chứ chẳng muốn tử. Đều muốn được chứ chẳng muốn mất, đều muốn bình an chứ chẳng muốn động binh đao, đều muốn hạnh phúc chứ chẳng muốn đau khổ. Lẽ tự nhiên của đời là thế. Dẫu biết rằng đạo trời không thân ai. Không vì kẻ rét mà dẹp mùa đông, nhưng muốn mưu sự lớn thì phải biết mang lại lợi ích đến cho muôn loài. Mang được càng nhiều lợi ích đến cho bách tính thì danh vọng càng cao. Nhược bằng chẳng mang lại được lợi ích gì cho bá tánh thì sao khiến bá tánh nể trọng mà tôn mình lên ngôi cao cho được.
(Trích Tố thư, chương 1, trang 35)
Đừng để ai thiệt thòi vì mình. Nếu có phải thiệt thòi thì mình nên là người nhận phần thiệt chứ không nên nhận phần hơn. Nhận phần thiệt về mình tuy trước mắt mất chút lợi ích nhưng lâu dài được nhiều cái lợi khác không thể tính trước được. Ngược lại, vì tham lam một chút trước mắt mà khiến người khác nghi kỵ, thầm oán trách thì cái mất hóa ra lại nhiều hơn cái được.
(Trích Tố thư, chương 5, trang 306)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-08-01 17:22:17 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 476 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Công Thương |
SKU | 6213068233802 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút