Văn học Nga hiện đại được sử dụng trong cuốn sách này chủ yếu là văn học Nga thế kỷ XX, với mốc khởi đầu có thể có sự xê xích về thời gian ra trước hoặc sau mốc 1900 trên dưới một thập kỷ, nhưng đều được đánh dấu bởi: (1) về phương diện lịch sử xã hội là những biến cố cách mạng, với đỉnh điểm là Cách mạng vô sản Tháng Mười năm 1917; (2) về phương diện văn họclà sự thay thế chủ nghĩa hiện thực truyền thống bằng các trào lưu văn học mới có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống văn học của cả thế kỷ XX.
Văn học hiện đại là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học Nga, là giai đoạn phát triển trong điều kiện dân tộc Nga và các dân tộc anh em trong đế quốc Nga cũng như trong Liên bang Xô viết sau đó trải qua những biến động, những thử thách lớn lao. Đất nước trở thành một cường quốc trên thế giới, một cộng đồng đa dân tộc liên hiệp thống nhất, rồi lại khủng hoảng, tan rã, ly khai.
Nhiều hiện tượng văn học Nga hiện đại đã trở thành “vấn đề”: tạo thành trào lưu, có những tác động to lớn trên quy mô dân tộc và quốc tế, gây ra những tranh luận trong việc xác định, đánh giá. Ở sách này, chúng tôi khảo sát chủ yếu ba vấn đề chính, gắn với những thời đại phát triển của lịch sử văn học Nga thế kỷ XX.
Chương thứ nhất, đó là vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong văn học Nga hiện đại. Đây là mảng văn học từng được xem là thành tựu của một thời đại phục hưng văn hóa, “thời đại Bạc” của văn học Nga, nhưng cũng đồng thời bị coi là sản phẩm của văn hóa tư sản, là thứ văn chương suy đồi. Chủ nghĩa hiện đại của Nga cũng được coi là không có được sự phát triển đến cùng như ở phương Tây, do sự xuất hiện của nền văn học chuyên chính vô sản đã thay thế các xu hướng hiện đại chủ nghĩa. Tuy nhiên, từ cái nhìn khác, chủ nghĩa hiện đại Nga về bản chất cũng là con đẻ của thời đại cách mạng vô sản, và các nhà hiện đại chủ nghĩa, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ tiền phong (avant-gardist) lại cũng chính là những người khởi đầu nên một nền văn học mới – văn học Xô viết xã hội chủ nghĩa.
Chương thứ hai đề cập đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là trào lưu văn học chủ đạo của gần hai phần ba thế kỷ XX. Đã diễn ra những cuộc tranh luận lớn về nó trong các thập niên 1920 – 1930, 1950 – 1960 và cuối thập niên 1980. Vấn đề nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng của nó cũng như mối quan hệ của nó đối với các trào lưu văn học khác, đặc biệt là với chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở một số đề tài tiêu biểu như văn học chiến tranh, văn xuôi làng quê.
Chương thứ ba đề cập vấn đề chủ nghĩa hậu hiện đại – hiện tượng rộ lên từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, trong bối cảnh “điều kiện hậu hiện đại” của Liên Xô và sau đó là của Nga, với những tương đồng và dị biệt với hậu hiện đại phương Tây. Những vấn đề nguồn gốc ngoại lai và nội sinh của nó, những đại diện tiêu biểu (trong đó chú ý đến hiện tượng văn học nữ), cũng như vị thế của nó trong đời sống văn học đương đại.
Phần phụ lục ở cuối, gồm một số bài viết, hoặc trích dẫn các bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình thế kỷ XX về các xu hướng văn học hiện đại Nga có thể cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho những vấn đề được bàn tới trong các chương của sách.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 3027542774099 |
art art book phấn khối hồ chí minh hồ chí minh toàn tập lý minh tuấn khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius kinh dịch thu giang nguyễn duy cần câu chuyện thực phẩm nhã nam nhượng tống rong chơi miền chữ nghĩa lịch sử nghệ thuật quốc văn giáo khoa thư sách đảo mộng mơ - ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tô hoài nghệ thuật đánh cắp ý tưởng the magic - phép màu tiki trading sach.van hoc thiên tài bên trái kẻ điên bên phải vũ trọng phụng tây du ký kim dung haruki murakami nhà giả kim kê trộm sách văn học việt nam