Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)

Thương hiệu: Phan Khôi | Xem thêm các sản phẩm Sách chuyên đề của Phan Khôi
Trong những năm 1948-1950, tại chiến khu Việt Bắc, Phan Khôi đã viết một số bài nghiên cứu về Tiếng Việt, đặt những viên gạch đầu tiên cho công việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc một cách có hệ thống. S...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)

Trong những năm 1948-1950, tại chiến khu Việt Bắc, Phan Khôi đã viết một số bài nghiên cứu về Tiếng Việt, đặt những viên gạch đầu tiên cho công việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc một cách có hệ thống. Sau khi rời chiến khu về thành phố, ông đã bổ sung thêm một số luận điểm, bài viết, để tới năm 1955 tập hợp lại thành sách Việt ngữ nghiên cứu do Hội Văn nghệ xuất bản.

Việt ngữ nghiên cứu là một trong những cuốn sách có tần số xuất hiện lớn nhất trong danh mục sách tham khảo của các công trình về tiếng Việt với các cách tiếp cận khác nhau. Nhiều ý tưởng trong công trình đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn của nó.

Cuốn sách Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi không phải là một tác phẩm tổng hợp, nó chỉ phân tích một số khía cạnh nhất định về Việt ngữ. Như Phan Khôi đã nhận định: “Muốn viết một cuốn sách ngữ pháp cho đâu ra đó, làm một việc tổng hợp thì rất khó. Bí là tại đó. Phải làm việc phân tích trước, phân tích tỉ mỉ, kẻ còi rồi, bấy giờ làm việc tổng hợp thì có lẽ sẽ dễ hơn”. Thật vậy, khi nghiên cứu về tiếng Việt, chỗ nào ông đã phân tích thì phân tích thực “tỉ mỉ, kẻ còi”, thậm chí, ở nhiều chỗ ông đã nêu lên được một số vấn đề rất quan trọng và đi đến những kết luận xác đáng, có giá trị khoa học cao.

Đọc Việt ngữ nghiên cứu, độc giả sẽ không cảm thấy khô cứng như nhiều cuốn sách nghiên cứu ngôn ngữ khác, bởi lối hành văn của tác giả rất đỗi dung dị, cách đưa ví dụ thực tế, phân tích từ chính trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt. 

Lời Tựa

Năm 1948, ở trong Đoàn Văn hóa kháng chiến Xuân Ang, Phú Thọ, tôi nhân đọc cuốn Tân quốc văn ngữ pháp của Lê Cẩm Hy, toan dựa theo viết một cuốn ngữ pháp tiếng Việt, mà cứ lúng túng mãi, không xử lý được nhiều trường hợp rắc rối trong ngôn ngữ, nên chưa viết được.

Tuy vậy, cái đại cương của ngữ pháp thì tôi thấy như mình đã nắm được, nhân tháng bảy năm ấy có Hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Đông Lĩnh, tôi có bài thuyết trình "Một phương pháp dạy văn pháp tiếng ta".

Có lẽ cũng vì cái thuyết trình ấy, sau đó không lâu, Hội Văn hóa Việt Nam thành lập, tôi được cử vào làm việc trong Ban Ngôn ngữ văn tự của Hội.

Muốn cho công việc của mình sớm có thành quả cụ thể, từ đó qua đầu mùa xuân 1949, tôi viết ba bài nghiên cứu được in ly-tô phát hành, tức là "Phân tích vần Quốc ngữ", "Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ Nôm", và "Tiếng đệm" đặt ở đầu sách này.

Bấy giờ tôi lại muốn trở lại viết cuốn ngữ pháp, nhưng vẫn lúng túng không viết được, không làm sao xử lý được những vấn đề mình đã cho là rắc rối. Tôi bèn tỉnh ngộ, thấy ra cái chỗ tại làm sao mà mình bị bí ấy.

Một thứ tiếng mới thành lập như tiếng ta, mà muốn viết một sách ngữ pháp cho đâu ra đó, làm một việc tổng hợp, thì rất khó. Bí là tại đó. Phải làm việc phân tích trước, phân tích tỉ mỉ kẽ còi rồi, bấy giờ làm việc tổng hợp thì có lẽ dễ hơn.

Vì như thế, tôi bỏ cái dã tâm viết sách ngữ pháp mà đi làm cái việc phân tích, tức là tám bài sau trong sách này, năm 1950 đã do Hội xuất bản bằng ty-pô, đề nhan sách là "Tìm tòi trong tiếng Việt".

Từ 1951 về sau, tôi không còn làm việc ngữ ngôn văn tự nữa, việc nghiên cứu bỏ dở.

Nay nhân thắng lợi hòa bình, trở về thủ đô Hà Nội, bèn góp lại những công trình nghiên cứu trong hai năm in thành một cuốn sách, phụ lục cái thuyết trình về ngữ pháp ra sau cùng, đổi tên mới là "Việt ngữ nghiên cứu".

Trước kia, sau khi in ly-tô hay ty-pô xong, tôi có thấy trong bài mình viết còn có chỗ nào sai sót thì điền bổ thêm vào; và hiện nay, trước khi ra cuốn sách này, tôi còn thấy cái gì đáng nói nữa cũng có nói thêm. Cả hai sự bổ túc ấy thuộc về bài nào thì để sau bài ấy chung dưới một cái đầu đề nhỏ là: Viết thêm về sau. Những mẩu viết thêm ấy hoặc có ghi đủ địa điểm và ngày tháng, hoặc chỉ ghi năm mà thôi, là tùy lúc bấy giờ có ý cẩn thận hay cẩu thả, nhưng đều để nghiệm thấy tư tưởng mình tiến hay thoái, và cũng để đánh dấu mình tuy không làm việc ngữ ngôn văn tự cũng để ý tới nó luôn luôn, một cách dùng mà tự an ủi lấy mình.

Hiện nay, các nhà giáo, các nhà văn chúng ta có cái trách nhiệm phải làm cho tiếng nước ta tiến dần lên đến bậc hoàn mỹ. Tiếng nói có hoàn mỹ thì mới đẩy văn học, khoa học tiến lên được, mới phục vụ được cho nhân dân, cho quốc gia, dân tộc đi nhanh trên con đường tiến hóa của hiện đại. Tiếng Việt Nam nếu còn cứ ở cái trình độ cũ thì dân tộc Việt Nam có tiến đi nữa cũng chậm lắm.

Tôi mong rằng khi sách này in ra, sẽ được nhiều lời phê bình thảo luận, để bổ cứu cho sự sai lầm, thiếu sót của ý kiến một người, và nhờ đó, công việc phân tích càng đầy đủ, tinh vi hơn để đi đến tổng hợp.

Nói như thế, không phải nói đợi phân tích xong rồi mới viết sách ngữ pháp. Chúng ta cũng cứ viết sách ngữ pháp đi, sau nhờ sự phân tích, phát hiện cái đúng đến đâu, sẽ sửa chữa nó đến đó.

Công việc này là công việc làm vĩnh viễn, không phải chỉ làm mười năm hay một trăm năm. Hễ thời đạo tiến hóa thì ngữ ngôn phải tiến hóa, ngữ ngôn tiến hóa tức là dân tộc tiến hóa.

Phan Khôi

(Viết tại Hà Nội ngày 22-11-1954)

 

Tâm hồn và trí tuệ của Phan Khôi trong "Việt Ngữ nghiên cứu"

Tuổi trẻ của Phan Khôi là một thời bi kịch của đất nước. Chủ quyền dân tộc đã mất dần! Chế độ thống trị của kẻ xâm lược coi như đã an bài! Nhưng bi kịch không chỉ về chính trị mà còn về văn hóa. Dân trí còn quá thấp! Trong dân gian, vẫn còn được kể lại chuyện không lâu trước đó vua quan, sĩ phu, dân chúng chẳng ai tưởng tượng nổi là ở phương trời kia, có những ngọn đèn không cần cho dầu vào mà vẫn thắp được sáng trưng, lại chúc đầu xuống. Sang thế kỷ XX rồi kể chuyện đó lại để cười. Cũng để xót cho cái thân phận nghèo nàn, lạc hậu của người dân đất Việt.

Pháp lớn tiếng rằng sứ mạng cao cả của họ là khai hóa An Nam. Ở châu Á, châu Phi ở đâu họ cũng đều tuyên bố vậy trên cái thế mạnh của văn minh nước họ. Chính sách của họ là dân bản xứ thuộc địa phải Pháp hóa (Franciser). Dân An Nam thì trước hết phải phi Hán hóa (désiniser).

Giới trí thức nho học đông đảo nước nhà đứng vào thế bị động của một sự lựa chọn hết sức khó khăn. Rời bỏ văn hóa Hán, tiếng Hán? Đó là giá trị không còn là ngoại lai mà đã thành cổ truyền của dân mình rồi! Chấp nhận văn hóa Pháp? Đó đích thực là ngoại lai, là vô đại trước đạo lý truyền thống! Chấp nhận tiếng Pháp, tiếng Tây? Nó xa lạ, kỳ dị!

Trong điều kiện xã hội như thế, Phan Khôi đã làm một sự lựa chọn cho mình. Ông vốn xuất thân Hán học, nhưng vẫn đi vào Pháp học, vẫn học tiếng Pháp tới trình độ cao. Như thế, chẳng phải vì lẽ sống, vì vinh thân như ai, cũng chẳng phải như ai vì tán thành đường lối "hiệp tác", "đề huề" với Pháp, Phan Khôi có ý thức sâu sắc là ở nước Nam ta, sự mở mang dân trí phải là sự mở rộng không gian văn hóa. Quả nhiên, văn hóa có thời gian và cả không gian. Cái không gian văn hóa của xã hội người Việt đã thành quá ư chật hẹp, lại khép kín sau cả mấy ngàn năm tiếp xúc chỉ với Trung Hoa.

Khác với nhiều nho sĩ, Phan Khôi không đồng tình với cách nghĩ cho Quốc học phải tiếp tục là Hán học. Theo ông, xưa nay, nước ta chẳng có gì là Quốc học cả. Toàn những vay mượn đó thôi! Của ta chỉ có văn học với những sáng tác văn chương nghệ thuật. Nhưng văn học đó, dù xuất sắc như Truyện Kiều, chưa coi là Quốc học được. Quốc học, theo ông phải là học vấn, triết học, tư tưởng do chính ta xây dựng nên.

Mà xây dựng nên trong tiếng ta, quốc ngữ của dân tộc ta. Về quan điểm này, Phan Khôi gần với Phạm Quỳnh, tuy hai học giả này khác nhau xa về quan điểm chính trị, về quan hệ với chính quyền Pháp. Phan Khôi chẳng dính líu gì với chính quyền thực dân.

Ông đã xông vào nghề báo tự do. Đó là hoạt động để mở mang dân trí, và để luyện tiếng Việt trong văn chương báo chí còn mới mẻ. Từ đó, đã nảy sinh và được nuôi dưỡng ở ông ý đồ lớn và lâu dài là nghiên cứu tiếng Việt. Ý đồ này cũng đã sớm hình thành ở những nhà văn hóa "Đông Kinh nghĩa thục" và ở những người cộng sản Việt Nam. Nhưng đến năm 1943, mới có "Đề cương về văn hóa Việt Nam". Trong đó Đảng nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu tiếng Việt về các mặt trong xây dựng ngôn ngữ dân tộc.

Nhưng nghiên cứu tiếng Việt là không dễ. Người nghiên cứu phải có tâm hồn. Chính trong tâm hồn dân tộc, mà trước Phan Khôi, không ít nhà văn hóa đã viết về ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng người nghiên cứu tiếng Việt còn phải có trí tuệ, trí tuệ về tiếng Việt, về ngôn ngữ. Nếu không là dễ rơi vào lối mô phỏng tiếng Pháp, một ngôn ngữ văn hóa có uy thế rộng lớn.

Phan Khôi là nhà văn hóa rất quý trọng tiếng Việt, quyết tâm bảo vệ ngôn ngữ dân tộc. Ông theo đuổi sự nghiệp này, khi hoạt động ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội, rồi đi theo cách mạng giải phóng dân tộc, hoạt động cho tới cuối đời. Và Phan Khôi có trí tuệ của một nhà Việt ngữ học. Trí tuệ của ông hình thành từ một văn hóa mở rộng, với những hiểu biết không chỉ về tiếng Việt, tiếng Hán mà còn về tiếng Pháp, tiếng Anh.

Phan Khôi đã đi tới một nhận định có ý nghĩa phương pháp luận. Ông thấy giữa các ngôn ngữ khác nhau vẫn tồn tại những cái giống nhau mà ông gọi là "đại đồng". Và ngôn ngữ nào cũng được phân biệt bởi những cái mà ông gọi là "tiểu dị".

Nguyên lý "đại đồng tiểu dị" đã phải lâu lâu mới hình thành rõ trong ngôn ngữ học. Vốn có niềm tin là trên hành tinh chúng ta, thuở sơ khai, chỉ có một ngôn ngữ duy nhất. Nên loài người hiểu nhau, hòa thuận, không chém giết nhau. Thanh bình trong khắp nhân thế. Đó là phước lành của Chúa! Nhưng về sau, hóa ngông cuồng, loài người làm chuyện động trời, cố xây ngọn tháp muốn cao tận mây xanh. Chúa đã trừng phạt! Trong loài người, sinh ra những ngôn ngữ khác nhau và sự không hiểu nhau, rồi xung đột, chiến tranh. Khoa học không cùng niềm tin giáo lý ấy. Từ thuở sơ khai, thật kỳ diệu, đã tồn tại trong loài người sự đa dạng ngôn ngữ. Và từ đấy, hình thành ngày càng phong phú sự đa dạng văn hóa. Đó mới là phước lành của Chúa đã ban cho loài người!

Nhưng, các ngôn ngữ khác nhau là của dân tộc khác nhau! Quan điểm của dân tộc nổi lên ngày càng mạnh. Đến thế kỷ XX, người ta cho tiếng Đức là của dân tộc Đức, chẳng giống gì với tiếng Pháp của riêng dân tộc Pháp. Không thể có gì gọi là tư duy của loài người, chỉ có tư duy của dân tộc được biểu hiện trong ngôn ngữ dân tộc.

Cuối cùng, ngày nay, ngôn ngữ học lại đi tới một nhận định như Phan Khôi. Không, trong những ngôn ngữ khác nhau, có thể khác nhau xa, vẫn có những cái giống nhau. Đó là cái "đại đồng" như Phan Khôi gọi. Nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại gọi những cái giống nhau ấy là những "phổ niệm", tức "universaux" và ngôn ngữ nào cũng có những đặc điểm riêng, những "tiểu dị" theo cách gọi của Phan Khôi.

Rõ là Phan Khôi đã sớm vận dụng nguyên lý "đại đồng tiểu dị" ông đã đề ra, tức nguyên lý "phổ niệm và đặc điểm riêng", trong các bài của "Việt ngữ nghiên cứu".

Không ít nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước cho rằng tiếng Việt chẳng có gì là tư. Theo họ, tiếng Việt chỉ có cái đơn vị gọi là tiếng, mỗi tiếng có một âm tiết, như ăn, ngủ và chỉ có cú pháp là sự tổ hợp các tiếng để làm nên câu. Phan Khôi không nghĩ thế. Theo ông, tiếng Việt vẫn có từ như mọi ngôn ngữ, đó là một cái đại đồng. Không nói ra hiển ngôn, ông cho rằng ngôn ngữ nào cũng có từ mới liên hệ được với thực tế, ngôn ngữ là công cụ tư duy. Đó cũng là quan điểm lôgic mà Phan Khôi rất đề cao.

Tiếng Việt có rất nhiều từ đơn âm tiết. Tiếng Pháp cũng có mà ít hơn. Tiếng Việt còn có những từ tạo nên bởi các tổ hợp tiếng, như lạnh lù Đó là những từ láy theo cách gọi hiện nay. Ngôn ngữ khác nhau cũng có những từ kiểu này, như tiếng Hán. Nhưng từ láy tiếng Việt khác từ láy tiếng Hán, sự khác nhau là ở các âm luật khác nhau chi phối sự cấu tạo từ láy trong hai ngôn ngữ. Phan Khôi đã nghiên cứu các âm luật đó trong từ láy tiếng Việt và từ láy tiếng Hán.

Tiếng Việt còn có những tổ hợp tiếng làm nên những đơn vị mà Phan Khôi gọi là những "thành ngữ", như nhà tranh Đó là những từ ghép theo cách gọi hiện nay, hoặc những ngữ cố định hóa, từ vựng hóa. Tiếng Pháp cũng có từ ghép và ngày càng nhiều.

"Đại đồng tiểu dị" chỉ đạo sự nghiên cứu của Phan Khôi về cú pháp tiếng Việt. Trong tiếng Pháp, từ biến hình, tức biến đổi hình thức theo chức năng cú pháp. Như động từ dormir nguyên thức thành il dort, il  Nó có một yếu tố gốc gọi là căn tố, kết hợp với các yếu tố biểu hiện các nghĩa ngữ pháp có tính chất phạm trù. Tiếng Việt không như thế. Nó không phải là ngôn ngữ biến hình, mà là ngôn ngữ đơn lập. Nên có những người thường bảo trong tiếng Việt chẳng có gì là phạm trù ngữ pháp. Phan Khôi cũng không nghĩ thế. Ông chú ý đến các hư từ trong tiếng Việt, và đã dành một sự nghiên cứu riêng cho các hư từ trong Truyện Kiều. Theo ông, phương thức dùng hư từ cũng là cái "tiểu dị" của tiếng Việt. Nó biểu hiện rất tế nhị nhiều nghĩa ngữ pháp.

Phan Khôi cũng chú ý tới loại từ tiếng Việt. Thấy trong tiếng Pháp có, chẳng hạn "la maison", trong tiếng Việt có "cái nhà", nhiều người đã cho cái,  là quán từ, mạo từ chi đó. Phan Khôi đã nghĩ khác. Trong tiếng Việt, chẳng có cái nghĩa ngữ pháp "đực, cái" mà chỉ có nghĩa ngữ pháp "loại": cái,  có thể coi là loại từ. Người viết bài này xin bình luận thêm là nếu nghĩ tới một câu tiếng Việt như "cái nhà đẹp quá!" thì loại từ cái ở đây cũng giống như article ở nghĩa ngữ pháp "xác định" (défini) như là, "la maison est si belle!".

Điều còn rất đáng chú ý là tác phong nghiêm túc của Phan Khôi. Có thể nhận xét là ở nhiều bài trong "Việt ngữ nghiên cứu" ông đã có, ở phần kết của bài, những điều chỉnh đối với các nhận định trình bày ở phần trên. Đó là những điều chỉnh do nghĩ thêm hay thấy thêm sự kiện trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt. Không thể không thấy đó là tác phong đáng quý ở người nghiên cứu khoa học. Sự nghiên cứu của Phan Khôi chưa hoàn chỉnh chăng, có thể như thế đấy! Và đó là điều chúng ta thông cảm với cảnh hầu như đơn độc của ông lúc cuối đời.

Để khép lại những suy nghĩ và bình luận về "Việt ngữ nghiên cứu" của nhà Việt ngữ học Phan Khôi, tôi chân thành nói lên một đề nghị: Công trình này cần được đưa vào tủ sách các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay, đặc biệt các sinh viên đại học khoa Ngữ văn.

Hoàng Tuệ

Hà Nội, tháng 1 năm 1997

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)
Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)
Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)
Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)
Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)
Việt Ngữ Nghiên Cứu - Phan Khôi - (bìa mềm)

Giá DXY

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Quốc Tế Mai Hà
Ngày xuất bản2023-12-01 00:00:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang308
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU9050005970432
Liên kết: Bộ chiết xuất hạt Chia dưỡng ẩm chuyên sâu Chia Seed Advanced