Ý Hệ (Ideology) - David Hawkes - Xuân Huy dịch

Lần đầu nhìn vào mục lục của Ý hệ, có lẽ độc giả có thể nghĩ rằng đây là một cuốn lịch sử thuần túy về ý hệ, nhưng thực ra nó còn hơn thế. Giáo sư văn học David Hawkes tại Đại học Bang Arizona, tác gi...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Ý Hệ (Ideology) - David Hawkes - Xuân Huy dịch

Lần đầu nhìn vào mục lục của Ý hệ, có lẽ độc giả có thể nghĩ rằng đây là một cuốn lịch sử thuần túy về ý hệ, nhưng thực ra nó còn hơn thế. Giáo sư văn học David Hawkes tại Đại học Bang Arizona, tác giả cuốn sách, không chỉ bàn về lịch sử ý hệ mà còn phê phán nó.

Tổng quan về sách Ý hệ do Ts. Dương Ngọc Dũng viết

Ý hệ là gì?

Trước hết, thế nào là một ý hệ hay hệ tư tưởng (ideology)? Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Ted Honderich trong bộ sách THE OXFORD COMPANION TO PHILOSOPHY, Oxford University Press 1995):  Một tập hợp những niềm tin và giá trị chuẩn mực mà một cá nhân hay một nhóm người chấp nhận, không phải đơn thuần do những lý do mang tính nhận thức. Nói cách khác những giá trị và niềm tin chuẩn mực này dựa trên những giả định căn bản về thực tại, những giả định này có thể có hay không có một nền tảng thực kiện”.

Nói chung, trên thế giới hiện nay chỉ còn 2 loại ý hệ chính đang chi phối các diễn ngôn chính trị toàn cầu: chủ nghĩa Mác (mang rất nhiều hình thức/ phiên bản khác nhau từ Kim đến Tập cho tới kinh tế thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam) và ý hệ dân chủ phương Tây. Khi nói đến chủ nghĩa Mác như một loại ý hệ chúng tôi chủ yếu dựa vào quan điểm của Edgar Morin, cha đẻ của lý thuyết phức hợp. Ông viết: “Chủ nghĩa Mác trở thành ý hệ khi hệ thống mất đi tính phức hợp (phong phú và nhiều mặt), khi một trong những phiên bản ý hệ sơ lược hóa của nó thành chủ thuyết chính thống” (EDGAR MORIN: 308).

Còn về ý hệ dân chủ? Edgar Morin nhận xét: “Ý hệ dân chủ chứa đựng trong nó huyền thoại lớn gồm 3 ngôi: Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái. Ở đâu có tình trạng nô dịch, độc tài, toàn trị, thì nó mang đến hi vọng và lời hứa hẹn giải phóng [….] Ý hệ/ huyền thoại dân chủ mang trong lòng nó các nguyên lý về khoan dung và đa phương: nó chứa đựng trong trái tim nó một hạt nhân không thể qui giản được và mang tính thế tục: chân lý tuyệt đối độc nhất của chính thể dân chủ không có gì khác với “luật chơi” cho phép các chân lý đối kháng được đối diện với nhau trên địa bàn của nó” (EDGAR MORIN: 309). Triết gia Soren cũng nhận xét rằng chưa từng có ý hệ chính trị nào mà không có mang theo trong bản thân nó các yếu tố huyền thoại và thần bí.

Tính chất tích cực của Ý hệ

Theo nhà kinh tế học D.C. North trong cuốn STRUCTURE AND CHANGE IN ECONOMIC HISTORY, New York: Norton, (1981), thì ý hệ có những tính chất tích cực như sau:

1-Ý hệ cung cấp cho cá nhân một loại thế giới quan (worldview) giúp họ đơn giản hóa quá trình ra quyết định.

2-Ý hệ cũng dính líu đến các giá trị tinh thần/ đạo đức giúp định hướng hành vi và trạng thái tâm lý của cá nhân.

3-Ý hệ có khả năng bị thay thế hay trải qua những cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim dữ dội một khi rất nhiều cá nhân trong xã hội hay các nhóm lợi ích chủ yếu cảm nhận sâu sắc sự không tương thích giữa trải nghiệm của họ về cuộc sống với những cam kết/ hứa hẹn/ giải thích của ý hệ thống trị về những gì đang diễn ra xung quanh.

Cần lưu ý chúng ta không nên hiểu CÁ NHÂN trong trạng thái đối lập với XÃ HỘI vì cá nhân cũng cưu mang trong bản thân nó toàn bộ các mối quan hệ xã hội. Nghĩa là: cá nhân tạo thành xã hội nhưng xã hội cũng tạo ra cá nhân. Chính mối quan hệ biện chứng này giải thích hiện tượng ẢO CẢNH TẬP THỂ hay những cơn điên cuồng không sao kiểm soát được một khi đám đông lên cơn thịnh nộ hủy diệt một ý hệ cũ và thay thế nó bằng một ý hệ mới. Chức năng của một ý hệ như thế là một chức năng kép: duy trì các huyền thoại/ thế giới quan/ nhân sinh quan/ bản sắc văn hóa-xã hội của cá nhân, giúp cá nhân tránh không phải trực tiếp đương đầu với tình trạng hỗn loạn/ phi chuẩn về nhận thức, nhưng đồng thời ý hệ còn có chức năng phê phán những hệ tư tưởng/ thiết chế xã hội/ giáo lý khác có nguy cơ phá sập tính ổn định của ý hệ.

Các nhà xã hội học và triết gia gần như thống nhất ở một nhận xét là: SAU MỘT CHU KỲ SỐNG NHẤT ĐỊNH Ý HỆ, KHI TỪ CHỐI ĐỐI THOẠI, ĐÓNG KÍN TRONG MỘT HÌNH THỨC QUAN PHƯƠNG NHẤT ĐỊNH MANG TÍNH LOẠI TRỪ, BỊ HÓA THẠCH, XƠ CỨNG, BÊ TÔNG HÓA, NÓ CÓ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH MỘT QUÁI VẬT ĐÒI HỎI SỰ SÙNG BÁI VÀ TRUNG THÀNH GIỐNG NHƯ TÔN GIÁO,  TRỞ THÀNH MỘT THỨ MÁY CHÉM CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ, THẲNG TAY ĐƯA LÊN ĐOẠN ĐẦU ĐÀI TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐỐI KHÁNG TRÊN ĐƯỜNG ĐI CỦA NÓ. Nhưng con quái vật này sở dĩ có thể sở hữu một sức mạnh ghê gớm là vì nó có khả năng tự trình diện trước mặt công chúng như đại diện chính thức cho CHÂN LÝ, đặc biệt là chân lý khoa học. Ý hệ “đóng hộp” một số “tín điều” nhất định theo một công thức cố định (huyền thoại + tôn giáo + bản sắc dân tộc + truyền thống văn hóa + khoa học kỹ thuật + hứa hẹn kinh tế + cung cấp sẵn mô hình tư duy/ cảm nhận) và dán lên cái hộp đó hai chữ “chân lý tuyệt đối.”

Vậy thì BỔN PHẬN của một người TRÍ THỨC là gì khi nhận ra SỰ XƠ CỨNG của một hệ tư tưởng và muốn làm suy yếu sức mạnh của nó? Trách nhiệm tinh thần/ đạo đức của một người trí thức trong hoàn cảnh đó là:  LÀM RÃ ĐÔNG/ MỀM HÓA NHỮNG KHUÔN MẪU NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM ĐÃ BỊ ĐÓNG BĂNG VÀ DÁN NHÃN “CHÂN LÝ.” Câu hỏi cần phải đặt ra là: ĐÂU LÀ NHỮNG DẤU HIỆU/ TIÊU CHÍ GIÚP CHÚNG TA NHẬN RA TÌNH TRẠNG BÊ TÔNG HÓA CỦA MỘT Ý HỆ?

Tác phẩm Ý HỆ (IDEOLOGY) của tác giả David Hawkes, thông qua bản dịch của bạn Xuân Huy, sẽ giúp độc giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Ts. Dương Ngọc Dũng

Mục lục sách Ý hệ

Lời nói đầu

Dẫn nhập: Ý hệ và sự toàn cầu hóa

  1. Những nguồn gốc

Sự sùng bài ngẫu tượng

Thuyết phi lý tính

Bình minh của tính hiện đại: Luther và Machiavelli

  1. Thuyết duy nghiệm

Milton và cuộc cách mạng Anh

Hobbes, Locke, Smith và thuyết duy nghiệm Anh

Mối liên hệ của nước Pháp: Condillac,

Helvetius và Holbach

Rousseau, cách mạng, sự phản tư

Destutt de Tracy và sự phát minh ý hệ

  1. Thuyết duy tâm 

Cái Tôi của Descartes

“Cuồng tín với lý tính”: Kant và Khai minh

Ý hệ về mỹ học

Hegel và biện chứng

Phái Hegel trẻ

  1. Chủ nghĩa Marx

Marx và thuyết duy vật

Tiền tệ, sự tha hóa và biểu tượng

Lỗi ngụy biện của các nhà duy vật

Sự rút lui khỏi Moscow: Georg Lukács

Gramsci và bá quyền

  1. Chủ nghĩa Hậu – Marxist

Althusser và thuyết duy vật

Một mỹ học duy vật

Trường phái Frankfurt

Khai minh và ý hệ về nguyên thủy

Cuộc khủng hoảng về niềm tin

Chủ nghĩa cấu trúc và sau đó

  1. Chủ nghĩa hậu hiện đại

Nietzsche: Người tiền bối

Michel Foucault: Thiên Chúa giấu mặt

Debord và Baudrillard

Sống với sự dối trá: Zizek và 

thuyết bái vật thực tiễn

Tư tưởng của Adorno hậu kỳ

  1. Ý hệ sau ngày 11 tháng 9

Tư bản và đế chế

Biện chứng và sự khác biệt

Chú thích thuật ngữ

Đọc thêm

Danh mục tài liệu

Một số thông tin về tác giả sách Ý hệ – David Hawkes

David Hawkes (sinh năm 1964; Wales) là giáo sư tiếng Anh tại Đại học bang Arizona, Tempe, thuộc tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của bảy cuốn sách đồng thời cũng là biên tập viên của nhiều cuốn sách khác. Ông theo học Trường Toàn diện Stanwell gần Cardiff, Wales và lấy bằng Cử nhân tại Đại học Oxford,  bằng Thạc sĩ, Thạc sĩ Phil và Tiến sĩ tại Đại học Columbia. Tại Oxford, Hawkes là học trò của nhà phê bình văn học cánh tả Terry Eagleton và tại Columbia của Edward Said. Từ năm 1991 đến 2007, Hawkes là phó giáo sư tiếng Anh tại Đại học Lehigh, và ông là giáo sư Văn học Anh tại Đại học Bang Arizona từ năm 2007. 

Ông cũng đã cho xuất bản hơn hai trăm bài báo và đánh giá trên các tạp chí như The Nation, Times Literary Supplement,[1]The New Criterion, Quillette, In These Times, Cabinet, Journal of the History of Ideas,… Các chuyên khảo chính của ông bao gồm: Thần tượng của thị trường: Thần tượng và tôn sùng hàng hóa trong văn học Anh, 1580-1680 (Palgrave 2001), Ý thức hệ (Routledge 2003), Huyền thoại Faust: Tôn giáo và sự trỗi dậy của đại diện (Palgrave 2007), John Milton: Một anh hùng của thời đại chúng ta (Đối trọng 2010), Văn hóa của sự chiếm đoạt ở Anh thời Phục hưng (Palgrave 2011), Shakespeare và phê bình kinh tế (Bloomsbury 2015), và Triều đại của những kẻ chống logo:  Hiệu suất trong hậu hiện đại.

David Hawkes chuyên nghiên cứu và giảng dạy về Milton, thời kỳ Khai minh và các lý thuyết phê phán.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Ý Hệ (Ideology) - David Hawkes - Xuân Huy dịch
Ý Hệ (Ideology) - David Hawkes - Xuân Huy dịch

Giá ERIC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty Thư Hiên Dịch Trường
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ
SKU6966221856196
Liên kết: Mặt nạ dưỡng trắng da The Solution Double Up Brightening Face Mask The Face Shop